Việt Nam Gia Nhập Apec Năm Bao Nhiêu

Việt Nam Gia Nhập Apec Năm Bao Nhiêu

Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.

Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.

Thực trạng nghề nail ở Việt Nam

Nghề nail tại Việt Nam đang phát triển mạnh và có rất nhiều cơ hội việc làm cho những người yêu thích làm đẹp. Tuy nhiên, vì nghề này vẫn chưa được quản lý chặt chẽ nên vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ và an toàn cho khách hàng. Chính vì vậy, cần có những chính sách kiểm soát và đầu tư đúng cách để mang đến chất lượng đồng bộ cho khách hàng. Thị trường nail Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây mang lại nhiều nét tích cực cho ngành làm đẹp này.

Điểm thu hút của nail chính là thời gian học nhanh, có thể làm chủ với số vốn nhỏ và nguồn thu nhập khá cao so với những ngành nghề khác. Bạn chỉ cần đảm bảo đủ kiến thức, kinh nghiệm và khéo léo là đủ để theo đuổi đam mê này. Có thể hiểu chi tiết hơn về thực trạng của nghề này thông qua các yếu tố sau:

Thu nhập của người mới ra nghề, chưa kinh nghiệm

Đây sẽ là những người vừa học vừa làm, chưa có nhiều kinh nghiệm, không có lượng khách quen lớn nên mức thu nhập của họ chưa cao. Những đối tượng này thường vẫn đang trong quá trình học việc tại các cơ sở nail nên lương thường ở mức dưới 8 triệu đồng.

Thu nhập của chuyên viên nail đã có kinh nghiệm

Người có kinh nghiệm bao gồm các đối tượng đã làm việc lâu, nhiều kinh nghiệm và được thực hành trên nhiều khách hàng. Vì thế mức thu nhập của họ cũng tương đối cao, có thể đến từ nhiều nguồn như lương hàng tháng tại cơ sở làm việc và các khoản làm riêng bên ngoài. Mức thu nhập nghề nail ở Việt Nam của những chuyên viên có kinh nghiệm sẽ dao động trong khoảng 10 – 15 triệu. Hoặc cũng có thể cao hơn nếu làm việc tại cơ sở nổi tiếng, nhiều khách hàng mỗi ngày.

Đối tượng sẽ có nguồn thu nhập cao nhất của nghề nail chính là chủ tiệm, chủ cơ sở kinh doanh nail. Thông qua việc thuê, quản lý nhân viên, họ sẽ điều hành tiệm và sẽ là người quyết định mọi hoạt động của cơ sở. Mức thu nhập trung bình của một địa chỉ kinh doanh nail chất lượng có thể lên đến 30 – 50 triệu đồng mỗi tháng sau khi đã trừ ra các loại chi phí mặt bằng, nhân công, marketing,…

Qua các yếu tố phân tích này bạn sẽ thấy được mức thu nhập của những người làm nghề nail là khá cao so với những ngành khác. Đặc biệt, với những người kinh doanh mở tiệm sẽ có một nguồn thu nhập khá cao mỗi tháng. Vì thế, nếu bạn thật sự yêu thích làm nail thì hãy đầu tư học hỏi một cách nghiêm túc, tích lũy kinh nghiệm và kinh doanh loại hình này.

Cách tăng nguồn thu nhập nghề nail

Bạn hoàn toàn có thể chủ động tăng thu nhập nghề nail ở Việt Nam nếu như theo đuổi, làm việc một cách chuyên nghiệp. NQ Medical giới thiệu bạn 3 cách đơn giản giúp tăng thu nhập cho thợ nail nail như:

Chọn trung tâm đào tạo chất lượng, uy tín

Để đảm bảo nắm vững mọi kiến thức nghề nail, bạn cần lựa chọn một trung tâm đào tạo nghề uy tín, bài bản. Tại đây sẽ đảm bảo bạn được học hỏi nhiều thứ từ các chuyên gia, trau dồi nhiều kinh nghiệm thực tiễn và đúc kết lại những kiến thức tốt nhất bản thân. Trong thời gian này, bạn sẽ thực hành nhiều, để có cách xử lý những tình huống rủi ro phát sinh, đó chính là kiến thức cần thiết để tăng nguồn thu nhập nghề nail về sau này.

Đọc thêm: Học nail có khó không? Những kỹ năng người học nail cần có

Biết cách “chiều lòng” khách hàng

Kỹ năng quan trọng phải có khi làm nghề dịch vụ đó là chiều lòng khách hàng. Việc bạn tiếp xúc, trò chuyện, chia sẻ, tư vấn kinh nghiệm khi làm móng sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình từ khách. Việc khôn khéo với khách hàng sẽ giúp họ tin tưởng ở bạn hơn, trong quá trình làm việc có thể sẽ nhận được tiền thưởng khi khách hài lòng. Với những người kinh doanh cá nhân thì việc khách vui vẻ sẽ giúp họ trở lại những lần sau nữa, bạn sẽ dần có được tệp khách hàng thân thiết.

Luôn có thái độ cầu tiến, tinh thần học hỏi cao

Điều cần thiết của người làm nghề nail đó là luôn cập nhật, học hỏi những xu hướng mới của thị trường. Nâng cấp chất lượng dịch vụ để giữ chân khách cũ, thu hút nhiều khách mới hơn. Điều này sẽ góp phần vào việc tăng doanh số cho tiệm của bạn và tăng thu nhập nghề nail ở Việt Nam hiện nay.

Tạo không gian làm nail chuyên nghiệp, thoải mái

Khách hàng sẽ có cảm tình nếu như được phục vụ trong một không gian rộng rãi, thoáng mát và luôn đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra, các dụng cụ làm móng cũng phải được vệ sinh thường xuyên, tránh bụi bẩn, lan truyền vi khuẩn giữa người này với người khác. Khách sẽ cảm thấy an tâm khi được trải nghiệm trong một cửa hàng đáp ứng các yếu tố này. Nếu gặp khó khăn trong việc setup trang trí, bạn có thể tham khảo các dịch vụ tư vấn setup spa trọn gói để thực hiện công việc này.

Thu nhập nghề nail ở Việt Nam hiện nay rất tốt, nếu bạn đảm bảo về trình độ và làm hài lòng khách hàng thì có thể kiếm được một nguồn thu nhập khủng. Đừng quên trau dồi thêm kiến thức mới mỗi ngày và rèn luyện để nâng cao tay nghề, giúp cải thiện thu nhập bạn nhé!

Hà Nội (TTXVN 14/11/2023) Cách đây 25 năm, ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 10. Sự kiện này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, có thể thấy Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.

* Tham gia APEC - Bước đi mang tầm nhìn chiến lược

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooporation forum - gọi tắt là APEC) là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Được thành lập vào ngày 6/11/1989 tại Canberra (Australia), hợp tác APEC tập trung vào 3 trụ cột chính: Tự do hóa thương mại và đầu tư, Thuận lợi hoá kinh doanh, và Hợp tác kinh tế-kỹ thuật, nâng cao năng lực, phát triển bình đẳng và bền vững.

Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương, APEC hiện là nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 38% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu.

Sau khi trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) năm 1996, việc tham gia APEC vào năm 1998 đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là tiền đề để nâng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta lên tầm toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. Tham gia APEC đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.

Tham gia APEC góp phần quan trọng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Là thành viên APEC, Việt Nam có vai trò, tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực. Điều này có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Không chỉ thúc đẩy hợp tác đa phương, diễn đàn APEC cũng là kênh quan trọng để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Nổi bật là với vai trò chủ nhà năm APEC 2006, Việt Nam đã thúc đẩy thực chất quan hệ song phương với nhiều đối tác chủ chốt, đặc biệt là qua các chuyến thăm của các nhà Lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Chile trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2006. Thành công của các chuyến thăm song phương mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tiếp tục đặt nền móng nâng tầm quan hệ song phương của ta với nhiều đối tác trong khu vực…

Tham gia APEC và thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh còn góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế. Tham gia sân chơi APEC tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết cao hơn như WTO, các FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Việc thực hiện các cam kết quốc tế cũng là đòn bẩy để hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Là thành viên APEC, Việt Nam được hưởng những hỗ trợ nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Một trong ba trụ cột chính của APEC là hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH), hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển nâng cao năng lực cải cách kinh tế và hội nhập khu vực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển. Việc triển khai các cam kết, đồng bộ hóa chính sách, cùng các dự án hỗ trợ của APEC đã góp phần nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tăng cường kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập. Các chương trình hợp tác về tăng cường trao đổi sinh viên, thúc đẩy du lịch, giao lưu nhân dân,... thực sự đem lại nhiều cơ hội lớn đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Và điều khác biệt của hợp tác APEC so với nhiều cơ chế khác chính là việc APEC đã mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng chính sách liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới. APEC cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong tiếp cận thị trường, hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh và điều kiện đi lại thuận lợi, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, tiếp cận công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến…* Những dấu ấn trong chặng đường 25 năm gia nhập APEC

Trong 25 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á-Thái Bình Dương.

Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Trong đó, tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực. Cùng với đó, Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện các Mục tiêu Bô-go, Gói biện pháp tổng thể cải cách APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập... cũng được đánh giá là những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho những vấn đề APEC phải đối mặt tại thời điểm đó. Kết quả của Năm APEC 2006 với tinh thần “Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng” đã góp phần tạo thêm xung lực đẩy mạnh hợp tác APEC theo hướng hiệu quả và năng động hơn.

Tiếp đó, với bản lĩnh và trí tuệ, với quyết tâm và sự đồng lòng, Việt Nam đã tổ chức thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với gần 250 sự kiện, đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố biển Đà Nẵng năng động và hiện đại. Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với các thành viên thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác lớn, khơi dậy những động lực mới cho tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và kết nối khu vực, củng cố vai trò lãnh đạo của APEC trong quản trị kinh tế thương mại toàn cầu và ứng phó với các thách thức chung. Tuyên bố Hội nghị Cấp cao APEC 25 và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế cùng các văn kiện kèm theo đã góp phần giữ vững đà hợp tác, liên kết, duy trì giá trị cốt lõi APEC về thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Vai trò và đóng góp của Việt Nam được đặc biệt đề cao khi Việt Nam chủ trì khởi xướng thảo luận về xây dựng Tầm nhìn mới cho Diễn đàn APEC sau năm 2020.

Có thể nói, thành công và những dấu ấn của hai lần đăng cai APEC khẳng định đóng góp chủ động, tích cực và hết sức trách nhiệm của Việt Nam trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là động lực của liên kết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, Việt Nam cũng là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 150 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bền vững, bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế số, thu hẹp khoảng cách số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý rác thải đại dương, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, phát triển nông thôn và đô thị…

Thứ ba, trong công tác điều hành hoạt động của APEC, Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể thông qua việc đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005-2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều nhóm công tác chủ chốt như Ủy ban Thương mại và đầu tư, Ủy ban Quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016-2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

Thứ tư, vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC cũng ngày càng được đề cao. Doanh nghiệp Việt đã tham gia, đóng góp tích cực, đề xuất nhiều khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC. Đặc biệt, trong Năm APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định sự trưởng thành, năng lực hội nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC, cũng như liên kết kinh tế khu vực.

Kể từ sau khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực trong hợp tác APEC; thúc đẩy triển khai các kết quả quan trọng của APEC 2017, nhất là sáng kiến về xây dựng Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Với vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC, Việt Nam đã chủ động tham gia dẫn dắt, điều phối quá trình xây dựng Báo cáo khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn APEC với tiêu đề “Người dân và thịnh vượng: Tầm nhìn APEC đến 2040”…

Năm 2023 là năm APEC triển khai rà soát việc thực hiện Kế hoạch Hành động Aotearoa về Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Theo đó, các thành viên sẽ báo cáo tiến độ triển khai Kế hoạch ở cả 3 trụ cột: thương mại, đầu tư; đổi mới sáng tạo; tăng trưởng bền vững và bao trùm. (Tầm nhìn APEC đến năm 2040 đã được các nhà lãnh đạo APEC thông qua năm 2020; Kế hoạch Hành động Aotearoa đề ra các mục tiêu và hành động cụ thể nhằm Triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 đã được thông qua năm 2021).

Trong năm 2023, Việt Nam đã tích cực ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Chủ nhà Hoa Kỳ, các thành viên APEC chủ chốt và các thành viên ASEAN trong APEC duy trì nguyên tắc thương mại-đầu tư tự do và mở của Diễn đàn, thúc đẩy đà hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nỗ lực ứng phó dịch bệnh, phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, bao trùm trong dài hạn, bảo đảm thành công của Năm APEC 2023; thúc đẩy đoàn kết và đề cao vai trò của ASEAN.

Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động và quan tâm chung của APEC, đóng vai trò tích cực trong triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa về Tầm nhìn APEC đến năm 2040 và tiếp tục phát huy các kết quả quan trọng của Năm APEC 2017. Đáng chú ý, Việt Nam là thành viên duy nhất tự nguyện báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa trên cả 3 trụ cột…/.