Bản chất của pháp luật là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12. Tuy nhiên, nội dung này thường rất dễ gây nhầm lẫn đối với học sinh.
Bản chất của pháp luật là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giảng dạy Giáo dục công dân lớp 12. Tuy nhiên, nội dung này thường rất dễ gây nhầm lẫn đối với học sinh.
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của các hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật. Đặc biệt là các cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Do đó, chính trị không phải là yếu tố mang bản chất của pháp luật.
Văn hóa và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Tuy nhiên, văn hóa và pháp luật có những đặc điểm rất khác nhau. Văn hóa vừa là khuyến cáo, có tính định hướng và giáo dục. Còn pháp luật được xây dựng trên nền tảng văn hóa, những giá trị chung của văn hóa, có tính chất bắt buộc chung buộc mọi người phải tuân theo.
Vì thế, văn hóa cũng không thể trở thành bản chất của pháp luật được.
Kinh tế là một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật.
Như vậy, Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết sẽ giúp các em học sinh nắm được những khái niệm, nội dung và bản chất của pháp luật phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi khác nhau nếu gặp phải.
- Bản chất giai cấp của pháp luật:
+ Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
+ Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó: pháp luật tư sản quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ nhưng về cơ bản vẫn thực hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản; pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.
- Bản chất xã hội của pháp luật:
+ Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luât bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội được thể hiện rất rõ, cụ thể:
– Bản chất giai cấp của pháp luật:
+ Pháp luật phản ánh về ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị, chủ thể ban hành pháp luật là Nhà nước việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo thủ tục, trình tự mà Nhà nước quy định.
+ Tính giai cấp của pháp luật còn biểu hiện ở mục đích điều chỉnh. Mục đích điều chỉnh của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh về các mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội. Vì thế, pháp luật được xem là yếu tố giúp điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự thích hợp nhất với ý chí của giai cấp thống trị.
– Bản chất xã hội của pháp luật:
+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp xã hội được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, được xem là chuẩn mực là quy tắc xử sự chung.
+ Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện vì sự phát triển của xã hội.
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.