Đầu tư chứng khoán là đầu tư vào các sản phẩm trên thị trường chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, v…v… Nói một cách đơn giản nhất, khi bạn đầu tư chứng khoán, bạn mua các sản phẩm này với giá thấp và bán lại với giá cao, từ đó nhận được lợi nhuận đầu tư.
Đầu tư chứng khoán là đầu tư vào các sản phẩm trên thị trường chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, v…v… Nói một cách đơn giản nhất, khi bạn đầu tư chứng khoán, bạn mua các sản phẩm này với giá thấp và bán lại với giá cao, từ đó nhận được lợi nhuận đầu tư.
Các sản phẩm như trái phiếu hay quỹ mở đáp ứng được một phần nhu cầu tích lũy một khoản thu nhập thụ động. Bạn không cần phải có thật nhiều tiền mới có thể đầu tư – mua một lô đơn vị quỹ mở với một công ty uy tín chỉ cần mấy trăm đến mấy triệu đồng.
Chứng khoán là kênh tài chính rất phù hợp cho những ai có thu nhập khá ổn định nhưng chưa đủ tiền để đầu tư vào bất động sản.
Sau đây là các loại hình đầu tư chứng khoán phổ biến cho người mới đầu tư:
Đầu tư cổ phiếu là việc mua bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Theo lý thuyết thì bạn nên mua với giá thấp và bán lại khi giá đang tăng.
Cổ phiếu thường được bán theo lô. Giá một lần mua cổ phiếu phải từ 1-2 triệu đồng trở lên.
Cổ phiếu là sản phẩm đầu tư có độ rủi ro cao. Vì sao? Vì lợi nhuận từ cổ phiếu tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nên rất khó để dự đoán trước.
Lợi nhuận từ cổ phiếu thường đến từ quá trình mua thấp bán cao. Khi giá đang xuống, làm sao biết được giá sẽ lên để mua vào? Khi giá đang lên, có nên bán hay còn đợi lên cao hơn nữa? Đây là những trăn trở làm đau đầu rất nhiều nhà đầu tư.
Ngoài ra, bạn còn có thể được nhận cổ tức. Khi công ty làm ăn phát đạt, lợi nhuận dồi dào, thì có thể sẽ chia lời cho cổ đông. Đó chính là cổ tức. Cổ tức có thể được trả dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Nên nhớ rằng công ty có toàn quyền quyết định có trả cổ tức hay không, sau khi đã trả các khoản nợ, thuế và chi phí khác.
Đây là câu hỏi ngàn vàng, ai cũng muốn biết. Có rất nhiều dự báo tài chính, báo cáo thị trường, chuyên gia tài chính mỗi ngày đều đưa ra các phân tích để xác định cổ phiếu nào nên mua hay nên bán. Cái khó cho người mới bắt đầu chính là làm sao để sàng lọc thông tin để chọn ra sản phẩm phù hợp. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu các công ty quen thuộc, ví dụ như các ngân hàng lớn.
Câu trả lời tùy vào mục tiêu đầu tư của bạn. Có nhà đầu tư sẽ đặt ra mục tiêu lợi nhuận cụ thể, và khi đạt được mục tiêu thì sẽ bán, dù giá cổ phiếu có thể còn tăng nữa. Nhà đầu tư khác sẽ đặt mục tiêu dài hạn, mua giữ cổ phiếu trong nhiều năm, và chỉ bán khi cần thanh khoản.
Quỹ mở tập trung nhiều cổ phiếu từ các công ty có tính chất giống nhau, ví dụ như trong cùng một ngành, cùng quy mô, hoặc cùng một thị trường. Đơn vị quỹ được mua bán như cổ phiếu.
Vì tính chất của quỹ vốn đã đa dạng nên đầu tư quỹ giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư từ ngay lúc ban đầu. Vì thế, đầu tư quỹ mở rất phù hợp cho người mới.
Ví dụ, bạn không cần quá đắn đo việc phải chọn lựa cổ phiếu của ngân hàng này hay ngân hàng kia, mà chỉ cần mua vào quỹ mở có cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất. Nói cách khác là bạn đang đầu tư vào cả ngành ngân hàng nói chung, và không tốn chi phí giao dịch cổ phiếu cho từng ngân hàng riêng lẻ.
Việc chọn quỹ mở để đầu tư sẽ dễ dàng hơn cổ phiếu. Ví dụ, bạn có thể đầu tư vào quỹ mở các công ty có hoạt động kinh doanh tốt nhất tại Việt Nam, thay vì phải đi chọn lọc từng công ty một.
Vì sự đa đạng này mà quỹ mở có độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu riêng lẻ. Lợi nhuận từ đầu tư quỹ mở sẽ là bình quân lợi nhuận của các cổ phiếu thành viên. Nếu một công ty có kết quả kinh doanh vượt bậc, hơn hẳn các thành viên khác, thì bạn sẽ không được hưởng lợi vượt bậc, mà sẽ là lợi nhuận bình quân của ngành.
Trái phiếu khác cổ phiếu ở chỗ trái phiếu là một khoản nợ mà bạn cho công ty mượn để kinh doanh. Khi công ty có doanh thu (không cần phải có lời), thì công ty phải trả trái tức cho nhà đầu tư là bạn.
Công ty thường trả trái tức mỗi kỳ một năm hoặc nửa năm. Khi trái phiếu đáo hạn thì bạn sẽ nhận lại được số vốn ban đầu, cộng với số tiền tích lũy đều đặn từ trái tức.
Tuy lợi nhuận từ trái phiếu không cao, nhưng thường sẽ không thấp hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Vì thế, trái phiếu có rủi ro tầm trung, phù hợp cho người nào muốn có nguồn thu nhập thụ động mà không muốn đau đầu vì biến động của thị trường.
Nói vậy không có nghĩa là trái phiếu hoàn toàn không rủi ro. Vì đây là khoản nợ, nếu công ty thua lỗ, làm ăn thất bát, thì khả năng trả nợ sẽ không được đảm bảo.
Ủy thác đầu tư chứng khoán là việc chuyển tiền từ cá nhân, tổ chức này sang cá nhân, tổ chức khác để đầu tư nhắm tìm kiếm lợi nhuận.
Hoạt động ủy thác đầu tư thường có sự tham gia của hai bên: ủy thác và nhận ủy thác. Trong đó, người nhận ủy thác sẽ giao toàn bộ trách nhiệm về việc sử dụng vốn cho người nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác có nhiệm vụ và trách nhiệm đầu tư, quản lý danh mục để đảm bảo lợi nhuận và hạn chế rủi ro ở mức tối thiểu.
Hiện, trên thị trường, ủy thác đầu tư thường được phân chia thành ba hình thức dựa trên mức độ chia sẻ rủi ro cùng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
- Nhận ủy thác không chia sẻ rủi ro: Theo như hình thức đầu tư này, bên ủy thác sẽ chịu hoàn toàn các rủi ro. Bên nhận ủy thác chỉ có trách nhiệm mang tiền đi đầu tư, không chịu rủi ro.
- Nhận ủy thác có chia sẻ rủi ro: Hình thức đầu tư này được sử dụng khi có các danh mục đầu tư tiềm năng, kỳ vọng đem lại lợi nhuận lớn cho bên ủy thác nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. Khi đó, bên nhận ủy thác có trách nhiệm chia sẻ rủi ro với khách hàng.
- Nhận ủy thác với lợi tức cố định: Đây là hình thức ủy thác đầu tư an toàn, ít rủi ro với những người không muốn mạo hiểm. Theo đó, bên ủy thác sẽ được chia lợi tức định kỳ và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biến động của thị trường.
Theo chuyên gia của DNSE, hình thức ủy thác đầu tư cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng phù hợp với những đối tượng khác nhau. Nếu những người mới tham gia vào thị trường, thiếu kiến thức về chứng khoán và kinh nghiệm thực tế, giao dịch thông qua ủy thác là hình thức giúp nhà đầu tư có được nguồn thu ổn định và an toàn. Tuy nhiên, nếu đã có kinh nghiệm, không thích bị ràng buộc và muốn quản lý danh mục, nhà đầu tư có thể tự thực hiện các giao dịch.
Về ưu điểm, theo lý thuyết, việc ủy thác đầu tư chứng khoán giúp đảm bảo tăng trưởng ổn định, hiệu quả. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp hay công ty quản lý sẽ nghiên cứu và xây dựng danh mục đầu tư đa dạng như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... để hạn chế các rủi ro. Điều này có thể giúp người ủy thác thu được lợi nhuận an toàn, ổn định khi các giao dịch được thực hiện bởi các nhà quản lý có trình độ và chuyên nghiệp.
So với gửi tiết kiệm, việc ủy thác đầu tư thường sẽ mang đến lợi nhuận cao hơn khi thị trường trên đà tăng trưởng. Nếu chỉ gửi tiết kiệm, nhà đầu tư sẽ không được trả thêm lãi suất khi thị trường phát triển mà chỉ nhận được mức lãi cố định ban đầu.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, hình thức ủy thác đầu tư cũng tiềm ẩn những rủi ro. Đầu tiên, kết quả của việc ủy thác đầu tư thường phụ thuộc vào công ty quản lý. Do đó, nếu công ty quản lý quỹ tốt, nhà đầu tư có thể thu được khoản lời. Song, nếu chọn nhầm công ty quản lý, nhà đầu tư thường phải chịu hoàn toàn rủi ro.
Ủy thác đầu tư thường đem đến lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm, song, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Người ủy thác có thể bị lỗ nếu doanh mục đầu tư của bên nhận ủy thác không hiệu quả, hoặc do yếu tố khách quan từ thị trường, hoặc điểm ra vào không hợp lý có thể gây bất lợi cho danh mục đầu tư.
Ngoài ra, thời gian thu lại lợi nhuận từ hoạt động ủy thác đầu tư chứng khoán thường tương đối dài. Đồng thời, một hạn chế nữa khi ủy thác đầu tư là bên ủy thác không có khả năng kiểm soát vốn do đã giao toàn quyền đầu tư cho bên nhận ủy thác nên không được phép đưa ra các quyết định đầu tư.
Để việc ủy thác đầu tư đạt hiệu quả, các nhà đầu tư nên lựa chọn bên nhận ủy thác úy tín, giàu kinh nghiệm. Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động ủy thác đầu tư. Một tổ chức có sự am hiểu về lĩnh vực đầu tư cũng như có trách nhiệm sẽ giúp nguồn vốn của bạn có thể sinh lời tối đa. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ các loại phí có thể phát sinh trong quá trình ủy thác như phí môi giới, phí quản lý tài khoản đầu tư, phí hiệu suất, phí thường niên...
Đồng thời, việc có kế hoạch và mục tiêu cụ thể là điều kiện giúp các nhà đầu tư thành công khi ủy thác đầu tư. Dù giao toàn quyền quyết định cho bên nhận ủy thác nhưng bạn cũng nên xác định lĩnh vực đầu tư và tiến độ báo cáo cụ thể để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất.
Nhà đầu tư không nên ủy thác đầu tư nhiều lĩnh vực trong cùng một thời điểm. Việc đầu tư vào quá nhiều lĩnh vực sẽ khiến cho nguồn vốn bị chia nhỏ, đồng thời, khiến danh mục tăng trưởng ngắn hạn, khó theo xu hướng và không có ích trong tương lai.