Trợ Cấp Trong Nông Nghiệp

Trợ Cấp Trong Nông Nghiệp

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản; phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo hỗ trợ nông dân, các hợp tác xã về thương mại điện tử theo chủ đề phù hợp với lĩnh vực hàng hóa kinh doanh, kỹ năng bán hàng trực tuyến, tổ chức các hoạt động festival, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản; phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo hỗ trợ nông dân, các hợp tác xã về thương mại điện tử theo chủ đề phù hợp với lĩnh vực hàng hóa kinh doanh, kỹ năng bán hàng trực tuyến, tổ chức các hoạt động festival, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp.

Chuyên nghiệp hóa nông dân, tri thức hoá nông dân

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân về nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, thông minh, về khoa học kỹ thuật, kinh tế, thị trường, pháp luật, chuyển đổi số, kinh tế số; nâng cao năng lực quản trị kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.

Cùng với đó là đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân theo hướng "chuyên nghiệp hóa nông dân", "tri thức hoá nông dân" gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã để nông dân có đủ năng lực và chủ động tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho nhóm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; dẫn dắt truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân, hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất, kinh doanh tiên tiến, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tạo sinh kế, thu nhập cho nông dân.

Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công nghệ bảo quản, chế biến, nhân giống, môi trường, tái sử dụng phụ phẩm.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực thi chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người nông dân.

Cần tìm hiểu kỹ về trợ cấp nông nghiệp trong WTO

Trong hoạt động thương mại toàn cầu, nông nghiệp là ngành dễ bị ảnh hưởng, nên WTO có cả một Hiệp định về nông nghiệp, trong đó có các quy định về trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Đây là toàn bộ những hỗ trợ bằng tiền ngân sách, cũng như tất cả các khoản được phép để lại của Chính phủ để giúp đỡ cho ngành nông nghiệp. Còn việc phân chia giữa trợ cấp xuất khẩu và trong nước được quy định bởi một tiêu chí là chính sách đó có tác động đến xuất khẩu hay không. Tức là, nếu chính sách trợ cấp mà thúc đẩy xuất khẩu sẽ bị coi là hỗ trợ xuất khẩu, còn nếu hỗ trợ chung cho nông nghiệp được coi là hỗ trợ trong nước.

Đối với nhóm chính sách hỗ trợ trong nước, WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng 3 loại hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, bao gồm: trợ cấp đầu tư cho nông nghiệp; trợ cấp đầu vào cho người nông dân vùng khó khăn, người nghèo, khó tiếp cận nguồn lực bình thường; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu để xoá bỏ cây thuốc phiện, chuyển sang trồng loại cây khác.

Trong nhóm chính sách trợ cấp trong nước còn có các chính sách can thiệp thị trường của chính phủ các nước. Đây là chính sách có tính nhạy cảm, dễ bị các nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ.

Hiện nay, trợ cấp xuất khẩu bị WTO coi là những hỗ trợ có tính bóp méo thương mại nhiều nhất, nên WTO quy định rất ngặt nghèo. Về nguyên tắc, thì WTO nghiêm cấm trợ cấp xuất khẩu, nhưng một nước đã có trợ cấp xuất khẩu thì khi gia nhập WTO sẽ phải cam kết cắt giảm.

Trong đàm phán gia nhập WTO, những nông sản chế biến, chăn nuôi, sản phẩm ôn đới như táo, lê, đào, nho phải giảm thuế nhập khẩu nhiều. Chúng ta cần áp dụng một số loại trợ cấp xuất khẩu được phép theo quy định của WTO dành cho các nước đang phát triển mà chúng ta chưa sử dụng, như trợ cấp cho tiếp thị, chuyên chở hàng xuất khẩu quốc tế, quỹ xúc tiến xuất khẩu thông qua cho vay tín dụng. Về một loại trợ cấp cho phép khác, bà Nguyễn Thị Lan Hương, chuyên gia kinh tế, Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trợ cấp được phép khác là trợ cấp thông qua các chương trình rút lao động ra khỏi ngành nông nghiệp, chuyển sang các ngành khác. Ví dụ như có thể đa dạng hoá sản phẩm, chuyển từ trồng lúa sang cây trồng khác thì được phép trợ cấp. Chính sách chi trả trực tiếp cho người sản xuất bằng tiền mặt, bảo hiểm, chi phí. Ngoài ra, còn các chi trả cho các chương trình môi trường, cho các vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất… Đây là những chính sách sẽ dùng nhiều trong tương lai.

Tìm hiểu kỹ về các biện pháp trợ cấp được phép áp dụng theo quy định của WTO không những đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nông nghiệp, mà cả người nông dân. Cho đến thời điểm này, hầu hết các mặt hàng được hưởng trợ cấp xuất khẩu trước đây, như: gạo, cà phê, thịt lợn, chè, rau quả, thịt lợn, hạt tiêu… đã không được hưởng trợ cấp nữa. Thế nhưng, cũng cần nhấn mạnh lại rằng, nếu áp dụng trợ cấp không đúng quy định của WTO, các sản phẩm nông nghiệp có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp đối kháng, hoặc đánh thuế chống bán phá giá.

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn   (28/01/07)

Trợ cấp nông sản trong nước vẫn là một trong những vấn đề lớn làm bế tắc vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới  (WTO). Trong đó, các nước đang phát triển chỉ trích các chính sách trợ giá nông sản của các nước phát triển khiến họ không thể cạnh tranh công bằng trên thị trường thế giới. Nhiều chuyên gia kinh tế phê phán chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước giàu đang cản trở các nỗ lực tự do hóa thương mại đối với mặt hàng nông sản của các nước nghèo; cản trở công cuộc xóa đói, giảm nghèo của những nước này.

Báo cáo gần đây của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết, bất chấp vòng đàm phán thương mại toàn cầu tại Uruguay đã thống nhất các biện pháp tự do hóa thương mại, các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có khu vực Bắc Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU), vẫn duy trì các loại thuế và các biện pháp trợ cấp ưu đãi dành cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Theo báo cáo, từ năm 2000 đến 2002, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế châu Âu (OECD) và các nước Bắc Mỹ đã trợ giá cho nông dân ở hai khu vực này tới 230 tỷ USD, tương đương 46% giá trị nông sản của hai khu vực. Các loại nông sản chủ chốt mà các nước giàu thường trợ cấp cho nông dân trong nước là lúa mì, bông, gạo, sản phẩm sữa, đường, hoa quả và rau.

Theo WB, các nhà sản xuất đường ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nhận được mức trợ cấp nhiều gấp ba lần mức giá đường trung bình trên thị trường thế giới với tổng trị giá 6,4 tỷ USD, tương đương tổng kim ngạch xuất khẩu đường của tất cả các nước đang phát triển. Ðối với ngành công nghiệp bông, chỉ riêng trong giai đoạn 2001-2002, các nhà trồng bông ở châu Âu được trợ cấp chính thức tới 3,7 tỷ USD và các nhà trồng bông Mỹ được trợ cấp một tỷ USD. Báo cáo của WB cũng chỉ trích hệ thống ưu đãi thương mại được áp dụng ở Mỹ và EU làm tăng giá nông sản nhập khẩu, ngăn cản các nhà sản xuất nông sản giá rẻ thâm nhập thị trường khu vực này.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho biết,  các công ty buôn bán, các nhà phân phối và bán lẻ chiếm tới 88% tổng thu nhập kinh doanh mặt hàng chuối trên thế giới, trong khi các nước chế biến chỉ nhận được 10%, còn nông dân trồng chuối thu được gần 2%.

Các nước đang phát triển phản đối các nước giàu thực hiện "tiêu chuẩn kép" trong buôn bán. Kết thúc cuộc đàm phán về buôn bán toàn cầu trong tháng 3 vừa qua tại thủ đô Nairobi, Kenya, các tổ chức phát triển quốc tế đã chỉ trích các nước giàu tìm cách áp dụng "tiêu chuẩn kép" có lợi cho họ. Tổ chức viện trợ phát triển Oxfam cho biết, các nước đang phát triển chấp nhận đề nghị của các nước phát triển giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản từ 30% (năm 1990) xuống còn 18% (năm 2000) để đổi lấy việc các nước giàu giảm trợ cấp nông nghiệp. Trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu gần đây, các nước phát triển yêu cầu gắn chương trình giảm trợ cấp nông nghiệp với việc mở cửa khu vực dịch vụ của các nước nghèo. Các nước giàu cho rằng, một thỏa thuận về giảm trợ cấp nông nghiệp phải được tiến hành đồng thời với việc họ được tiếp cận một loạt dịch vụ khác của các nước đang phát triển, bao gồm cả tài chính và giáo dục. Các nước giàu còn ép các nước nghèo phải giảm thuế đối với hàng công nghiệp mà các nước này nhập khẩu.

Tác hại kép của chính sách trợ cấp nông nghiệp

Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong lĩnh vực nông nghiệp của EU và Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển. FAO cảnh báo, hàng trăm tỷ USD trợ cấp cho nông dân của các nước giàu đã làm tăng sức ép giảm giá hàng hóa và đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu nông dân ở các nước nghèo nhất thế giới.

Báo cáo về "Tình trạng các thị trường hàng hóa nông nghiệp năm 2004" của FAO cho thấy, khoản trợ cấp trên bằng 30 lần tổng số viện trợ cho phát triển nông nghiệp ở các nước nghèo. Các rào cản thương mại, chính sách trợ giá nông nghiệp của các nước công nghiệp phát triển và quá trình giảm giá hàng hóa kéo dài đã làm mất dần nguồn thu nhập duy nhất của rất nhiều người trong tổng số 2,5 tỷ người hiện sống phụ thuộc vào nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Báo cáo ước tính, thu nhập của nông dân trồng bông ở khu vực Trung và Tây Phi sẽ tăng thêm 250 triệu USD/năm nếu Chính phủ Mỹ hủy bỏ các biện pháp trợ giá bông bất hợp lý.

Trợ cấp nông nghiệp ở Tây Âu, Mỹ và các nước phát triển khác, cùng  hàng rào thuế nhập khẩu nông sản đã bóp méo thị trường thế giới và hoạt động buôn bán nông sản. Các hàng rào thuế quan chung quanh các thị trường tiêu dùng chủ chốt đã cản trở những nỗ lực tăng cường xuất khẩu thực phẩm chế biến và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm của những nước đang phát triển. Hơn 50 nước đang phát triển, trong đó hầu hết là những nước nghèo, phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu nông sản. Trong khi đó, người được hưởng lợi chủ yếu lại là người tiêu dùng ở những nước giàu, còn nông dân các nước nghèo phải đối mặt tình trạng mất việc làm, thu nhập giảm do giảm giá nông sản.

LHQ cảnh báo tình trạng giá nông sản giảm mạnh và khả năng xu thế này kéo dài đang phá hoại nền kinh tế các nước phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu nông sản. Hơn 40 nước, chủ yếu ở châu Phi, khu vực Mỹ la-tinh và Caribe phụ thuộc vào các mặt hàng nông sản xuất khẩu như đường, cà-phê, chuối, bông... để thu ngoại tệ. FAO khẳng định giá nông sản thấp là do tình trạng sản xuất dư thừa và các nước giàu đã áp đặt nhiều rào cản bất hợp lý để ngăn chặn hàng nông sản của những nước đang phát triển thâm nhập thị trường các nước phát triển.

Tại Hội nghị Bộ trưởng của 20 nền kinh tế đang phát triển (G-20) họp tại New Delhi, Ấn Ðộ trong tháng 3, G-20 đã đề nghị các nước phát triển từ bỏ mọi chính sách bất bình đẳng trong thương mại nông sản và có hành động cụ thể tiến tới việc bãi bỏ trợ giá nông sản xuất khẩu.

Trong bối cảnh chuẩn bị tổ chức Hội nghị Bộ trưởng các nước thuộc WTO tại Hồng Công vào cuối năm nay, nhóm G-20 thể hiện lập trường ngày càng kiên quyết hơn về thương lượng tự do thương mại toàn cầu trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha. Nhóm G-20 sẽ tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực buôn bán nông sản vì đây là yếu tố quan trọng để đạt được tiến bộ trong các cuộc thương lượng. Các nước đang phát triển cho biết sẽ không nhân nhượng và sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình, cảnh báo Hội nghị Bộ trưởng WTO sẽ không đạt kết quả nếu không đạt được tiến bộ trong các cuộc thương lượng sắp tới.

G-20 khẳng định, các nước giàu cần chấm dứt chính sách thương mại bất bình đẳng với các nước nghèo trong buôn bán nông sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển ở các nước nghèo, giúp các nước này hòa nhập bình đẳng vào hệ thống thương mại toàn cầu. Các cuộc thương lượng về nông sản phải được đẩy nhanh để mở đường cho các lĩnh vực khác. Các nước đang phát triển yêu cầu Mỹ và EU định rõ thời gian cụ thể hủy bỏ trợ cấp nông nghiệp và chấm dứt âm mưu chia rẽ các nước đang phát triển. G-20 yêu cầu Mỹ và EU nghiêm chỉnh thực hiện các phán quyết mới đây của WTO về chấm dứt trợ cấp cho sản xuất bông và đường, bồi thường thiệt hại cho các nước đang phát triển do chính sách thương mại bất bình đẳng mà các nước này đang áp dụng trong buôn bán hai mặt hàng này gây ra.

LHQ kêu gọi các nước đang phát triển hãy tham gia tích cực vào các cuộc thương lượng của WTO để bảo vệ lợi ích của mình, tận dụng các cơ hội buôn bán quốc tế. Các nước xuất khẩu nông sản cần chú trọng áp dụng khoa học - công nghệ và tăng cường hợp tác để sử dụng các đòn bẩy tập thể, nâng cao chất lượng nông sản, tránh phân phối thu nhập bất công trong xuất khẩu nông sản. FAO nêu ra thực trạng hoạt động thương mại đa quốc gia một mặt giúp  hiện đại hóa công nghệ sản xuất tại các nước nghèo và tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp nhỏ tiến vào thị trường thế giới nhưng mặt khác lại tạo ra các hệ thống phân phối nông sản đa quốc gia hùng mạnh, thao túng thị trường thế giới. FAO kêu gọi WTO nhanh chóng hoàn tất các cuộc đàm phán về thương mại nông nghiệp để tạo điều kiện bình đẳng cho các nước đang phát triển bán hàng vào những nước giàu.

Cơ quan chủ quản: THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN THỊ TÁM, NGUYỄN HOÀNG NHẬT, KHÚC THANH THỦY

Giấy phép số: 1374/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/9/2008.

Quảng cáo: Phó TBT Nguyễn Thị Tám: 093.5958688, Email: [email protected]

Điện thoại: (024) 39411349 - (024) 39411348, Fax: (024) 39411348

Email: [email protected]

© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ngày 1-8-2004, 147 nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) họp tại Geneva (Thụy Sĩ) đã đồng thuận thông qua một thỏa thuận khung về vấn đề cắt giảm trợ cấp nông sản và thuế suất nhập khẩu, tạo nên sự chuyển biến được gọi là "một thời khắc lịch sử" đối với tổ chức này.

Bối cảnh khó khăn của cuộc đàm phán thương mại WTO

Tháng 11-2004, tại Doha (thủ đô Qatar), các Bộ trưởng Thương mại WTO đã đồng ý bắt đầu vòng đàm phán thương mại toàn cầu mới, được  gọi là Chương trình phát triển Doha. Tại vòng đàm phán này, vấn đề phát triển được đặt thành trọng tâm của Hội nghị. Theo kế hoạch, vòng đàm phán Doha sẽ kết thúc vào cuối năm 2004. Chương trình nghị sự của vòng đàm phán này đồ sộ hơn bất kỳ một vòng đàm phán nào lịch sử, bao gồm tám lĩnh vực: Sự thâm nhập thị trường của các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, quy tắc, giải quyết tranh chấp, thương mại và môi trường cũng như vấn đề thương mại và phát triển.

Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng WTO diễn ra ở Cancun (Mexico) tháng 9-2003, các thành viên WTO đã không đạt được nhất trí trong các vấn đề về nông nghiệp khiến vòng đàm phán Doha rơi vào thế bế tắc. Mỹ đã bị nhiều nước chỉ trích về việc không muốn thực hiện cam kết tự do hóa thương mại mà thể hiện rõ nhất là đã phớt lờ vấn đề xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp. Các nước phát triển thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) cũng từ chối cải cách nông nghiệp. Trong khi đó Nhóm 17 nước (G.17) xuất khẩu nông sản hình thành từ năm 1986, đã đưa được  vấn đề nông nghiệp vào chương trình nghị sự buôn bán đa phương. Nhóm các nước đang phát triển (G.20) đã kiên quyết bảo vệ quan điểm đòi các nước phát triển phải chấm dứt việc trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp (khoảng 300 tỷ USD trong 15 năm qua), một trở ngại khiến cho hàng hóa của các nước nghèo không thể xâm nhập vào thị trường các nước giàu. Về phần mình, các nước phát triển chỉ trích G.20 là quá cứng rắn và "phải chịu trách nhiệm về sự tê liệt của WTO". Thất bại của Hội nghị Cancun đã làm tăng sự khác biệt giữa các nước giàu và các nước nghèo cũng như đã chia rẽ hai đồng minh lớn là Mỹ và EU.

Vấn đề nông nghiệp là trọng tâm của vòng đàm phán Doha , được nâng tầm quan trọng trở thành chìa khóa để khai thông các chương trình nghị sự khác. Từ trước đến nay, các nước phát triển vẫn thực hiện sự trợ cấp cao cho nông nghiệp bản địa, định thuế cao đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Tính ra, một con bò sữa của EU được trợ cấp tới hơn hai USD/ngày. Với Mỹ, kể từ vòng đàm phán Doha , thay vì giảm trợ cấp cho nông nghiệp Mỹ lại gia tăng mức trợ cấp này lên đến tám tỷ USD/ năm. Bình quân, mỗi nước phát triển trợ cấp nông nghiệp mỗi ngày một tỷ USD, gây tác động làm giảm khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển. Thí dụ việc Mỹ và EU trợ cấp ngành sản xuất dầu ăn làm các nhà sản xuất dầu cọ của Malaysia bị điêu đứng. Hằng năm, các nước giàu chi gần 300 tỷ USD để hỗ trợ nông dân. Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và LHQ gọi đây là bất công lớn nhất trong nền kinh tế thế giới.

Ngay giữa các nước phát triển cũng có sự bất đồng trong vấn đề nông nghiệp. Mỹ luôn nhấn mạnh rằng mức trợ giá nông nghiệp của EU cao gấp bốn lần của Mỹ và yêu cầu ký hiệp định chấm dứt trợ giá xuất khẩu  với EU. Ngược lại, EU cho rằng Mỹ "ngấm ngầm" thực hiện  trợ cấp nông nghiệp thông qua việc ủng hộ, trợ giá thực phẩm và cho vay tín dụng xuất khẩu. Còn Nhật Bản lại đưa ra các đề nghị mà thực chất là muốn tiếp tục bảo hộ thị trường gạo trong nước.

Trong  khi đó, nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của các nền kinh tế châu Á, đóng góp 25% GDP của Nam Á, 15% GDP của Ðông Á, thu hút 57% lực lượng lao động châu Á; đóng góp hơn 40% GDP và thu hút hơn 80% lực lượng lao động tại Lào, Nepal, Bhutan, đóng  góp 10% GDP tại Malaysia và Thái-lan... trong lĩnh vực đánh bắt cá, châu Á chiếm quá nửa khối lượng đánh bắt cá của thế giới, thu hút hơn 25 triệu lao động, hằng năm cung cấp 25% khối lượng cá xuất khẩu của thế giới. Các đại diện Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) từ Thái-lan, Ấn Ðộ, Nepal nêu vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá ba sa là bằng chứng điển hình về việc một nước phát triển ngang ngược dựng lên hàng rào ngăn cản của một nước đang phát triển trong lĩnh vực thương mại hàng nông nghiệp.

Có thể khẳng định, tại các nước đang phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, nhưng do năng suất lao động thấp cho nên những nước này ở vào thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Chính vì vậy, các nước đang phát triển đã mạnh mẽ yêu cầu các nước phát triển bãi bỏ các hình thức trợ giá nông nghiệp, nhưng yêu cầu này cho đến trước cuộc họp ở Geneva lần này vẫn bị bế tắc về khả năng giải quyết.

Sau năm ngày họp căng thẳng (từ 27-7 đến 1-8-2004), 147 nước thành viên tham dự cuộc họp lần này Geneva đã đạt được thỏa thuận về "chương trình làm việc Doha". Thỏa thuận này đã nêu ra phương hướng giải quyết một loạt vấn đề buôn bán toàn cầu đang gây tranh cãi, từ cải cách nông nghiệp đến phát động các cuộc đàm phán về một số quy định hải quan mới, nhằm  phá vỡ bế tắc cho vòng đàm phán Doha (được phát động tháng 11-2001). Theo thỏa thuận này, các nước giàu sẽ cắt giảm hàng tỷ USD trợ giá cho ngành nông nghiệp trong nước, giảm hàng rào thuế quan trong buôn bán nông sản, tạo ra nhiều thị trường  công nghiệp thông thoáng hơn, và tiếp tục nỗ lực hoàn tất vòng đàm phán Doha nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. EU chấp nhận đàm phán về một lộ trình xóa bỏ các khoản trợ cấp xuất khẩu mà nông dân Pháp, Tây Ban Nha... đang được hưởng. Mỹ thì chấp nhận giảm xuống sáu tháng thời hạn trả các khoản tín dụng  xuất khẩu dành cho nông dân của họ. Ngoài ra, họ cam kết giảm 20% trợ cấp nông sản (khoảng 19 tỷ USD). Ðặc biệt, Mỹ có thỏa thuận riêng với Benin, Burkina Faso, Chad và Mali về cắt giảm trợ giá bông (vải), để chấm dứt tình trạng  mặt hàng này liên tục  bị rớt giá, làm điêu đứng bốn nước rất nghèo kể trên.

Những điều này có nghĩa là nông dân các nước nghèo sẽ có thể tiêu thụ nhiều hàng hóa của mình hơn trên thị trường quốc tế, lợi nhuận của họ thu được sẽ cao hơn trước. Trong khi đó, các nước giàu vẫn được quyền đánh thuế cao đối với một số "mặt hàng nhạy cảm", như  gạo tại Nhật Bản, đường và thịt bò tại EU, sữa tại Na Uy và Thụy Sĩ...

Về các sản phẩm chế tạo, thỏa thuận yêu cầu các nước đang phát triển cắt giảm thuế suất theo một công thức chung (chi tiết sẽ được lập sau) nhằm mở rộng thị trường  cho các nước giàu.

Về dịch vụ, các nước được đề nghị phải tự do hóa các ngành dịch vụ của mình như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông... càng sớm càng tốt và tạo thuận lợi cho người dân ra nước ngoài làm việc. Ngoài ra, các thỏa thuận cũng yêu cầu  các nước đẩy mạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan.

Các nước đang phát triển phải cam kết mở cửa hơn nữa thị trường của mình cho hàng công nghiệp, dù rằng thời hạn thực hiện có thể chậm hơn tiến độ tự do hóa ở các nước giàu. Tuy nhiên, các nước nghèo nhất sẽ không bị buộc phải mở cửa thị trường một số lĩnh vực, trong đó có dịch vụ.

Tương tự, tất cả các nước thành viên (nhưng chủ yếu bị tác động là các nước đang phát triển) phải công khai "trước tháng 5-2005" các lĩnh vực dịch vụ mà nước ngoài có thể tham gia không hạn chế.

Các nhà kinh tế cho rằng, một thắng lợi quan trọng nữa của các nước nghèo là buộc các nước giàu từ bỏ đòi hỏi gắn tự do hóa thương mại với các chính sách đầu tư, mua sắm công và cạnh tranh.

Tuy nhiên, vì là thỏa thuận chung nên văn kiện này chỉ đưa ra những nguyên tắc mà không bao gồm những chi tiết cụ thể. Ðây cũng chính là một trở ngại lớn cho vòng đàm phán Doha và những nước có quyền lợi hữu quan có thể lợi dụng sự lỏng lẻo này để lách luật.

Mặc dù vậy, việc WTO thông qua thỏa thuận nêu trên  đã hàn gắn bất đồng vốn rất sâu sắc giữa các nước giàu và các nước nghèo, chủ yếu xoay quanh vấn đề nông nghiệp, mở đường cho việc đạt tới thỏa thuận về các lĩnh vực kinh tế khác.

Sau cuộc họp WTO tại Geneva, Tổng giám đốc WTO Supachai Panitchpakdi coi đây là thỏa thuận mang tính lịch sử, chấm dứt những bất đồng kéo dài gần một năm qua giữa khối các nước giàu và các nước nghèo. Theo ông Supachai, các tiến bộ mới đạt được sẽ giúp khai thông thị trường nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo tiền đề cho các cuộc thương lượng khai thông tiếp các lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp dịch vụ và sở hữu trí tuệ...

Trong cuộc họp báo tại trụ sở WTO ở Geneva, Ủy viên Thương mại châu Âu (EU) Pascal Lamy hoan nghênh việc các nước đạt được thỏa thuận  khôi phục vòng đàm phán Doha và khẳng định điều  này có lợi cho EU và các nước đang phát triển.

Trong tuyên bố đưa ra tại Washington , Ðại diện Thương mại Mỹ Robert Zoellick cũng nói rằng thỏa thuận này là "bước tiến quan trọng trong buôn bán toàn cầu".

Bộ trưởng Thương mại Canada  James Scott Peterson thì coi đây là một việc cực kỳ quan trọng đối với Canada và thế giới. Ông nói, chúng ta đã có một cơ hội lịch sử để xóa bỏ những trợ cấp nông nghiệp vốn đã tạo ra một gánh nặng cho rất nhiều quốc gia, đồng thời cũng mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho thương mại toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển.

Các nước nghèo thuộc nhóm G.90 tỏ ra sẵn sàng đón nhận bản thỏa thuận liên quan đến trợ giá nông nghiệp. Một đại biểu tuyên bố: "Các nước trong G.90 không có tất cả những gì mà thỏa thuận yêu cầu, nhưng họ muốn rằng tiến trình này vẫn tiếp tục diễn ra. Chúng tôi sẵn sàng ủng hộ bản thỏa thuận".

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến ủng hộ bản thỏa thuận  khung về nông nghiệp, trong WTO cũng có những nước và tổ chức không cảm thấy hài lòng, chẳng hạn như Trung Quốc hay nhóm "Những người bạn của thế giới". Một quan chức của Trung Quốc phát biểu với báo giới: "Nói chung, thỏa thuận này cũng không phải là quá tồi mặc dù không phải tất cả các nước đều hoàn toàn hài lòng". Nhóm "Những người bạn thế giới" thì chỉ trích thỏa thuận này là "toàn những lời hứa suông, rỗng tuếch". Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời cũng là một nhà nhập khẩu thực phẩm  chính - cũng nhận định thỏa thuận trên có thể khiến cho các cuộc thương lượng trong tương lai đi theo chiều hướng chỉ có lợi cho những nước phát triển mà thôi.

Một số nhóm chính trong vòng đàm phán thương mại WTO

Trong thời gian gần đây, nhiều nước trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thành lập ra các nhóm vận động hành lang bán chính thức, nhiều khi các nhóm này là sự hội tụ các lợi ích chung, nhằm nâng cao sức nặng của mình trong các cuộc đàm phán về thương mại toàn cầu. Những nhóm này được hình thành giống như hình thái của nhóm G.8 và số lượng các nước trong nhóm ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Dưới đây là các nhóm chính trong vòng đàm phán thương mại vừa qua của WTO.

Nhóm G-10: Nhóm này ban đầu gọi là nhóm G-9. Nhóm này gồm 10 nước và vùng lãnh thổ: Bulgaria, Ireland, Israel, Nhật Bản, Liechtenstein, Mô-ri-xơ, Na Uy, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ và vùng lãnh thổ Ðài Loan. Ðây là nhóm các nước hoặc vùng lãnh thổ nằm trong hệ thống thị trường nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ các nước hoặc vùng lãnh thổ này đưa ra sự ủng hộ đặc biệt và bảo  hộ đối với một số sản phẩm nông nghiệp, và thường thì họ có những nền nông nghiệp quy mô nhỏ ở  trong điều kiện bất lợi như vùng núi, sa mạc hoặc khu vực lạnh giá khắc nghiệt, hay là những nước lệ thuộc nặng nề vào một số lượng giới hạn các sản phẩm nông nghiệp. Các nước hoặc vùng lãnh thổ này bảo vệ sự trợ giá và đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu để bảo vệ "các sản phẩm nhạy cảm" như gạo ở Nhật Bản. Ðối với các vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực này, nhóm G.10 muốn xóa bỏ hàng rào thương mại trong các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, mà họ là những nhà xuất khẩu tương đối mạnh.

Nhóm G.20: Ðây là nhóm có ảnh hưởng nhất của các nước đang phát triển. Nhóm này được thành lập  một thời gian ngắn trước khi diễn ra hội nghị cấp  Bộ trưởng của WTO họp ở Cancun ( Mexico ) hồi tháng 9-2003. Hiện nay G.20 thực tế đã giảm xuống còn 19 nước so với ban đầu. Các nước nghèo từ lâu đã chiếm đa số trong WTO, nhưng hiếm khi có khả năng phối hợp sức mạnh hoặc thống nhất lập trường để chống lại các quyền lực thương mại chủ chốt của các nước như EU và Mỹ. Chính vì vậy đã hình thành G.20 dưới sự lãnh đạo của  các nền kinh tế nổi trội như Brazil, Trung Quốc và Ấn Ðộ, cũng gồm các nước như Ai Cập, Mexico, Nigeria, Philippines và Thái-lan. Các nước này nhấn mạnh vấn đề xóa bỏ trợ giá xuất khẩu nông sản. Ðề nghị của họ tiến tới xóa bỏ từng bước thuế quan đã được đề cập đến trong dự thảo thỏa thuận của WTO.

Nhóm G-33: Ðây là một nhóm các nước đang phát triển khác dốc sức cho "một liên minh vì các sản phẩm chiến lược và các biện pháp an toàn".Ðứng  đầu là Indonesia, nhóm này còn bao gồm các nước Cuba, Kenya, Nigeria, Pakistan, Philippines và  Thổ Nhĩ Kỳ vận động cho mục tiêu miễn thuế từ việc cắt giảm thuế bảo hộ đánh vào các sản phẩm "chiến lược" của nông dân những nước này.

Nhóm G.90: Bao gồm 63 nước thuộc nhóm các nước châu Phi, Ca-ri-bê - Thái Bình Dương (ACP), các quốc gia nghèo nhất thế giới, các nước kém phát triển (LDCs) và Liên minh châu Phi (AU). Các nước này muốn các nước nghèo được miễn thuế và đang thuyết phục Mỹ xóa bỏ sự trợ giá đối với bông, một mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của một số nước nghèo.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tuy nhiên, mức hưởng tối đa còn phụ thuộc vào khu vực hưởng. Trong đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, tương ứng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 7.450.000 đồng.

Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022 đã quy định tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2023. Như vậy, cùng với tăng lương cơ sở, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ tăng lên.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng như sau: Vùng I: 4.680.000 đồng; vùng II: 4.160.000 đồng; vùng III: 3.640.000 đồng; vùng IV: 3.250.000 đồng.

Tương ứng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lần lượt là không quá 23.400.000 đồng đối với vùng I; không quá 20.800.000 đồng đối với vùng II; không quá 18.200.000 đồng đối với vùng III; không quá 16.250.000 đồng đối với vùng IV.

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023, người lao động cần đáp ứng các điều kiện là người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp gồm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.  Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp gồm: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; tử vong.

Theo số liệu thống kê của bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2022, số người có quyết định hưởng mới trợ cấp thất nghiệp do cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh là 963.550 người, trong đó nam 394.579 người với mức hưởng bình quân là hơn 23,2 triệu đồng; lao động nữ với 568.971 người, mức hưởng bình quân hơn 21 triệu đồng. Thời gian được giải quyết hưởng bình quân là 5,54 tháng đối với nam, 5,56 tháng với nữ.

Số người có quyết định hưởng mới hỗ trợ học nghề do cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh là 20.397 người, trong đó nữ 12.274 người, nam 8.105 người. Mức hưởng bình quân theo quyết định hưởng đối với lao động nam là gần 6 triệu đồng/tháng với thời gian được giải quyết hưởng bình quân 3,99 tháng; nữ trên 5,2 triệu đồng với 3,61 tháng.

Xét theo nhóm tuổi, nhóm hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là từ từ 30 – 40 tuổi với 397.731 người, tiếp theo là nhóm từ 20 – 30 tuổi với hơn 318.800 người; từ 40 – 50 tuổi là hơn 160.300 người; từ 50 đến dưới 60 tuổi với hơn 61.700 người; từ 20 tuổi trở xuống 16.755 người, thấp nhất là nhóm trên 60 tuổi với hơn 8.000 người.

Hội nghị đã triển khai rà soát tập trung lựa chọn hộ nông dân sản xuất giỏi, hộ nông dân sản xuất quy mô trang trại; hộ vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính; hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp; tổ hợp tác, hợp tác xã, chi - tổ hội nông dân nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh Bình Dương phối hợp với Hội Nông dân cũng tổ chức kết nối hội chợ online trên sàn giao dịch TMĐT từ Postmart.vn và hệ thống cửa hàng của hai bên (nếu có); các điểm Bưu điện huyện, xã và các điểm bán lưu động tại những khu vực có đông dân cư. Trước mắt trong năm 2022, mỗi huyện, thị, thành phố chọn từ 2 - 3 xã, phường, thị trấn làm điểm. Mục tiêu sẽ thu thập thông tin của tối thiểu 5.000 hộ sản xuất nong nghiệp cập nhật lên giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn giao dịch TMĐT Postmart.vn/Agri-postmart.vn.

Tại hội nghị, Bưu điện tỉnh và Hội nông dân cũng đã triển khai thêm việc phát triển cộng tác viên, đại lý bán hàng các dịch vụ Vietnam Post. Đây cũng là hoạt động nhằm gắn kết mối quan hệ giữa Bưu điện và Hội nông dân trong tỉnh và nhằm chung tay thực hiện nhằm giúp các hộ sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã, các mô hình thanh niên nông thôn khởi nghiệp tại địa phương có sản lượng nông sản lớn được nhiều người biết đến trong quá trình đưa sản phẩm vươn xa ra khỏi tỉnh nhà.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐCP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), điểm b khoản 9 điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN thì người lao động được xác định là có việc làm (có việc làm thì sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp) khi đã giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày HĐLĐ có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp Ông/Bà đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thời gian từ 25/2/2022 đến 24/5/2022 mà từ tháng 5/2022 tìm được việc làm (có giao kết hợp đồng lao động) thì Ông/Bà phải thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để làm thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và để Công ty nơi ông/bà làm việc đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho ông bà theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm thì ngoài việc bị phạt tiền, người lao động buộc phải nộp lại cho tổ chức BHXH số tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận của tháng bắt đầu có việc làm. BHXH Việt Nam trả lời để Ông/Bà được biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

%PDF-1.5 %âãÏÓ 52 0 obj <> endobj 82 0 obj <>/Filter/FlateDecode/ID[<5639A51BEE23554927479DE3E82700E0>]/Index[52 60]/Info 51 0 R/Length 134/Prev 276715/Root 53 0 R/Size 112/Type/XRef/W[1 3 1]>>stream hŞbbd```b``n‘� ’qˆä¨³'€H¦o`r+ˆdı&µÁä]0©&¿‚Iq0)&ŸƒÈà|zlZØÉhœbÇ7‚س%Á²• Òl‹#Ø Ù R:XÖDrÆÉ®L@—«a`Ôä¦�O —c¤ endstream endobj startxref 0 %%EOF 111 0 obj <>stream hŞb```f``ªd`e`�òeb@ ! Ç 6 o•mé å>Ü…ÌB G00”<ûz.Iµs#“Éãk¾,!¡ê²óy¯÷Ù¦†\`ıÁ,x<ÎâëdG‘Æ:†;¥�û# @êMA‚

Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một trong nhiều chính sách cụ thể hóa gói giải pháp kích cầu của Chính phủ, đồng thời góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Theo dự thảo chính sách hỗ trợ nông dân mua máy móc, thiết bị vật tư thiết bị sản xuất và tiêu dùng thì người nông dân sẽ được vay tiền với lãi suất 0% đối với các máy móc, thiết bị vật tư sản xuất nông nghiệp và được hỗ trợ 4% lãi suất đối với một số mặt hàng tiêu dùng. Thời gian cho vay tối đa dự kiến là 2 năm. Điểm đặc biệt của chính sách này là nông dân khi vay sẽ không phải thế chấp tài sản. Như vậy những hộ dân, đa số là hộ dân nghèo không có tài sản đảm bảo để vay thông thường như trước đây đều có thể vay vốn khi chính sách mới này ra đời, giúp cho ngay cả nông dân nghèo có cơ hội đầu tư sản xuất và vươn lên.

Việc ban hành chính sách này cùng nhiều giải pháp kích cầu nông thôn trước đó triển khai nhanh và kịp thời sẽ có hiệu ứng tích cực trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất: sẽ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp duy trì sản xuất và đảm bảo việc làm.

Thứ hai: hỗ trợ lãi suất giúp người nông dân có điều kiện thuận lợi hơn mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ đó kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Theo Viện Chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, kích cầu vào khu vực nông nghiệp sẽ tạo ra tác động mạnh nhất đến tăng trưởng GDP cả nước tăng thêm 1,2%.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách sao cho hiệu quả, đúng và trúng mục tiêu như đề ra: Đó là khuyến khích người nông dân mua trang thiết bị, vật tư sản xuất nông nghiệp trong nước; chất lượng, giá cả sản phẩm phù hợp, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng chính sách này để đưa hàng chất lượng thấp và tăng giá bất hợp lý.

Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết: Nói sản xuất trong nước nhưng hàng cũng fải đảm bảo chất lượng và giá bán phải nằm trong sự kiểm soát của Nhà nước, tức là fải đăng ký giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và phải chấp hành đầy đủ quy định của pháp lệnh giá. Thứ nữa là giao trách nhiệm rất rõ và có sự phối hợp cao của các ngành. Ví dụ về danh mục hàng hóa cho nông dân cũng cần nghiên cứu kỹ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh chịu trách nhiệm soạn thảo. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm kiểm tra các doanh nghiệp.

Một vấn đề nữa đặt ra khi chính sách này đi vào cuộc sống là làm sao để hỗ trợ lãi suất mua những mặt hàng đúng nhu cầu của mỗi người dân. Bởi mỗi vùng miền, tỉnh khu vực, nhu cầu sử dụng trang thiết bị vật tư và tiêu dùng khác nhau. Nếu như không có phân tích, điều tra kỹ lưỡng nhu cầu của từng vùng, từng khu vực sẽ dễ dẫn tới chính sách đã có mà nông dân lại không mặn mà. Đây cũng là lưu ý đối với cơ quan chức năng và các địa phương để thực hiện hiểu quả chính sách.

Khi dự thảo chính sách này được thông qua và đi vào cuộc sống thì đây chính là một bước cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị về các giải pháp kích cầu, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó có việc tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua việc cấp các khoản tín dụng ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị cho sản xuất; đồng thời qua chính sách này sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển cơ khí trong nước để trang bị cho nông nghiệp./.

Sau khi nghỉ việc và chưa tìm được công việc mới, người lao động thường quan tâm đến khoản trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc.

Điều 46 Bộ Luật lao động 2019 quy định đối tượng chi trả trợ cấp thôi việc là người sử dụng lao động. Theo Chương 6 Luật Việc làm 2013, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là người chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Để hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động cần làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên mà chấm dứt hợp đồng lao động với các lý do sau: hết hạn hợp đồng, hoàn thành công việc theo hợp đồng, các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng, người lao động chết, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện hợp pháp...

Còn đối với trợ cấp thất nghiệp, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian 3 tháng kể từ khi nghỉ việc, chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ.

Thời gian làm việc tính trợ cấp

Thời gian làm việc tính trợ cấp của trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm.

Đối với trợ cấp thất nghiệp, thời gian sẽ tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì người lao động được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đấy, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì người lao động được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Tiền lương của trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Còn đối với trợ cấp thất nghiệp, tiền lương là tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Đối với trợ cấp mất việc, số tiền của người lao động được hưởng được tính như sau:

Số tiền được hưởng = 0.5 * số năm tính hưởng trợ cấp * tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi nghỉ việc

Còn số tiền người trợ cấp thất nghiệp được hưởng trong 1 tháng được tính theo công thức:

Số tiền được hường = 60% * bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Trợ cấp thôi việc sẽ không có giới hạn mức hưởng. Nhưng đối với trợ cấp thất nghiệp, tùy theo đối tượng, mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng hoặc 5 lần mức lương cơ sở.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.