Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Về Hàng Hoá

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Về Hàng Hoá

kinh tế chính trị mac lênin chương 2Read less

kinh tế chính trị mac lênin chương 2Read less

Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá thời Lý.

Câu 1. Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá thời Lý.

+ Đứng đầu là vua, dưới có quan văn, quan võ.

+ Chia cả nước thành 25 lộ, phủ, dưới có hương, huyện, đơn vị cơ sở là xã.

+ Năm 1042: ban hành Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

+ Quân đội gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

+ Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông".

- Chính sách đối nội, đối ngoại:

+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

+ Giữ quan hệ hoà hiếu với nhà Tống, Chăm-pa.

- Thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp (chính sách "ngụ binh ư nông", cày ruộng tịch điền,...).

- Thủ công nghiệp: gồm 2 bộ phận - thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp nhân dân.

- Thương nghiệp: hình thành các chợ và trung tâm trao đổi hàng hoá, đẩy mạnh quan hệ buôn bán với Trung Quốc và nước ngoài.

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan): có nhiều đặc quyền.

+ Số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

+ Nông dân: chiếm đa số, nhận ruộng đất để cày cấy và nộp thuế, một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.

+ Thợ thủ công và thương nhân: khá đông đảo.

+ Nô tì: địa vị thấp kém nhất, phục vụ trong triều đình và gia đình quan lại.

+ Phật giáo được tôn sùng, truyền bá rộng rãi.

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.

+ Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm văn học có giá trị: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,...

+ Hát chèo, múa rối, các trò chơi dân gian đều phát triển.

- Kiến trúc: một số công trình có quy mô tương đối lớn được xây dựng (Cấm thành, chùa Một Cột,...), trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.

More Information Less Information

Về mối quan hệ giữa phát triển lĩnh vực văn hóa với các lĩnh vực khác trong đường lối phát triển đất nước nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa được người đứng đầu Đảng ta xác định rất rõ: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. “Đứng trước những thời cơ và thách thức mới, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “văn hóa còn thì dân tộc còn”, “văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, và “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”[1]. Luận điểm này được Tổng Bí thư thể hiện hoặc trực tiếp bằng việc lưu ý Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành và mỗi người cần nhận thức đúng đắn về mục tiêu văn hóa của sự phát triển, về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, con người trong phát triển bền vững; hoặc gián tiếp đề cập đến sự thẩm thấu của văn hóa vào sự phát triển của từng lĩnh vực thông qua lòng yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, đạo đức làm người, tình yêu thương con người…(văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế, văn hóa trong xã hội) thể hiện ở những chiều cạnh sau:

Trước hết, để luận điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” trở thành nhận thức, chủ trương, chính sách, hành động của mọi cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhận thức và hành động của mỗi người trong hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực khác nhau trong tổng thể xã hội, phải thống nhất để nhận diện đúng, cụ thể về văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một quan niệm về văn hóa theo nghĩa hẹp như ta đang bàn ở đây: “Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội”. Năm 1943, Đảng xác định trọng tâm của văn hóa là “tư tưởng, học thuật, nghệ thuật”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn đạt một cách dung dị dễ nhận biết:“Nghĩa hẹp thì văn hóa là những hoạt động tinh thần của một xã hội”, “văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”,“…Văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa...). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”[2].

Như vậy, Tổng Bí thư đã chỉ rõ cấu trúc của văn hóa gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, văn hóa cá nhân, văn hóa cộng đồng; và bản chất của văn hóa là tính sáng tạo, tính giá trị, tính nhân văn để đường lối, chính sách và hành động của Đảng, Nhà nước và mỗi người trên mọi lĩnh vực phải bảo đảm tính văn hóa của nó. Chỉ có như vậy tính định hướng xã hội chủ nghĩa – xã hội tốt đẹp, nhân văn của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân mà Đảng và Nhân dân ta đồng thuận xác định và quyết tâm xây dựng mới trở thành hiện thực.

Thứ hai, các bài viết, nói của Tổng Bí thư giúp chúng ta nhận diện rõ các lĩnh vực thuộc về văn hóa để có quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển bền vững, để văn hóa phát huy vai trò nền tảng tinh thần, động lực, mục tiêu của sự phát triển trên các lĩnh vực khác. Từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII đến Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI, Đảng ta xác định các lĩnh vực cơ bản của nền văn hóa cần tập trung xây dựng và phát triển là: con người, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; môi trường văn hóa;  giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ; di sản văn hóa; văn học nghệ thuật; thông tin đại chúng; văn hóa các dân tộc thiểu số; văn hóa trong tôn giáo; giao lưu văn hóa quốc tế; thể chế văn hóa; văn hóa trong chính trị và trong kinh tế; công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa. Trong các lĩnh vực này, tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất cần đặc biệt quan tâm[3]. Nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cụ thể, văn hóa mà chúng ta bàn ở đây trong phạm vi hẹp của nó: “…là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm có những lĩnh vực: Giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức (lối sống, cách cư xử, ứng xử giữa người với người...). Văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, di sản văn hóa, những sản phẩm văn hóa: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ...) và phi vật thể (ca dao, dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc, mỗi địa phương...)[4].

Như vậy, nhận thức về văn hóa và các lĩnh vực thuộc về văn hóa của Đảng đã từng bước được hoàn thiện, cụ thể hơn, đặt ra những yêu cầu mới gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử cách mạng, phù hợp với yêu cầu của thời đại, nhất là trong mục tiêu phát triển nhanh, bền vững đất nước mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (GDP bình quân đầu người ước đạt 4.700-5.000 USD/năm); Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao (GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 7.500 USD/năm); Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao, (GDP bình quân đầu người phải đạt trên 12.535 USD/năm).

Thứ ba, để văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển, Tổng Bí thư chỉ rõ những yêu cầu cần phải nhận thức đúng, sâu sắc, phát huy hiệu quả vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa và sự đóng góp của văn hóa vào sự phát triển toàn thể của con người, dân tộc, đất nước. “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn...”. Văn hóa phải là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Phải làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi chủ trương, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội và bản thân chính sách phát triển văn hóa), điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mọi con người. Tổng Bí thư đã minh chứng về sự quan tâm đến phát triển văn hóa và đề cao sự phát triển lĩnh vực văn hóa của Đảng qua các thời kỳ chính: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa)”, và chủ trương phát triển văn hóa theo ba hướng: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, “Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”, “xây dựng đời sống mới”; những đóng góp của ngành văn hóa, văn học nghệ thuật với nhiều phong trào thi đua trên các lĩnh vực trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước đã được Đảng ta đánh giá: Nền văn hóa, văn nghệ nước ta xứng đáng đứng vào “Vị trí tiên phong của nền văn hóa văn nghệ chống đế quốc, phong kiến trên phạm vi toàn thế giới trong thời đại ngày nay”. Trong hành trình đổi mới, Đảng ta càng có nhiều chủ trương, sáng tạo phát triển văn hóa. Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Rồi Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, tính nhân văn, dân chủ và khoa học; làm cho văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về phát triển văn hóa đã khích lệ, huy động cả dân tộc tạo nên sức mạnh tổng hợp làm nên thắng lợi vĩ đại của “Cách mạng Tháng Tám, lập nên Chính phủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á”, “Chín năm làm một Điện Biên”, “Đại thắng mùa Xuân năm 1975”, “những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tổng Bí thư cũng đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của sự chưa tương xứng của lĩnh vực văn hóa:“văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ…; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất”…“Sự yếu kém, khuyết điểm này đã gây hệ lụy, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đến xây dựng con người và môi trường văn hóa của chúng ta”.

Tổng Bí thư nhấn mạnh mục tiêu làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ, thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển phải trở thành phương châm hành động trong thực tế của công cuộc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hiện nay.

Thứ tư, chỉ có “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” một cách  thực tế thì đất nước mới “phát triển nhanh, bền vững”, hướng đến mục tiêu đã xác định. Bản chất của việc xác định văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội là phải nhận thức và hành xử đúng, sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đối với việc đề ra và thực hiện chiến lược con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh… trong tình hình mới phải hàm chứa sâu sắc yếu tố văn hóa, và thể hiện ở việc xây dựng, phát triển văn hóa đồng bộ, ngang tầm, khả thi. Đảng ta khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[5]. Các giá trị cơ bản của nền kinh tế này phải bảo đảm tăng trưởng gắn liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, quản lý tài nguyên và môi trường, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; ở đó con người là trung tâm của sự phát triển, văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế bền vững. “Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương... biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển”[6], văn hóa phải trở thành giá trị thẩm thấu vào các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội và bản thân văn hóa trong chiến lược và hành động thực tế phát triển đất nước. Vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ bản chất của luận điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với  thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và, chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”[7].

Đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm, trí tuệ ngày càng cao của con người, xã hội, khắc phục tình trạng “văn hóa phát triển chưa tương xứng”, chưa đủ sức tạo ra “cú hích đủ mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con người và môi trường văn hóa xã hội chủ nghĩa lành mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, các tệ nạn và tiêu cực xã hội”, mà còn là nguồn vốn, nguồn lực trực tiếp cho phát triển kinh tế, xã hội.

Luận điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, “phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  là một phương thức căn bản, khoa học, cách mạng - sự gắn kết giữa các lĩnh vực trong chiến lược phát triển nhanh, bền vững đất nước; là sự bổ sung, phát triển, nâng lý luận và cách hành xử cụ thể, thực tế về xây dựng và phát triển văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế lên tầm cao mới, để đất nước phát triển nhanh, bền vững, vì hạnh phúc của Nhân dân./.

[1]. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQGST-HN, 2022, tr.13.

[2]. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Báo Hà Nội mới, ngày 24-11-2021.

[3]. Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Văn hóa và phát triển, Nxb Lý luận Chính trị, HN 2021, tr. 32.

[4]. Nguyễn Phú Trọng, Sách đã dẫn.

[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.102, 73-74.

[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.55.

[7].Nguyễn Phú Trọng, Sđd, tr. 21-22.

PGS,TS. Đoàn Thế HanhViện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh