Thực Trạng Bẫy Thu Nhập Trung Bình Ở Việt Nam

Thực Trạng Bẫy Thu Nhập Trung Bình Ở Việt Nam

Bẫy thu nhập trung bình là một vấn đề lớn mà nhiều quốc gia phải đối mặt và giải quyết. Đối với Việt Nam, tình trạng này lại càng cấp thiết hơn khi nhiều năm liền, chúng ta vẫn chỉ quanh quẩn ở mức GDP bình quân 2.000  3.000 USD/người.

Bẫy thu nhập trung bình là một vấn đề lớn mà nhiều quốc gia phải đối mặt và giải quyết. Đối với Việt Nam, tình trạng này lại càng cấp thiết hơn khi nhiều năm liền, chúng ta vẫn chỉ quanh quẩn ở mức GDP bình quân 2.000  3.000 USD/người.

Đặc điểm của bẫy thu nhập trung bình

Những nền kinh tế bị mắc bẫy thu nhập trung bình hầu hết đều có đặc điểm chung sau:

- Mạnh lên vì những tài nguyên có sẵn (dầu mỏ, than đá…), chứ không phải do chính sách kinh tế phù hợp.

- Tỉ lệ đầu tư thấp; thiếu cân bằng giữa các ngành nghề.

- Giá cả lẫn chất lượng của hàng hóa thiếu sức cạnh tranh với các quốc gia khác.

- Ngành chế tạo chậm phát triển, chủ yếu nhập khẩu từ quốc gia khác.

- Khoa học công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, các ngành công nghiệp thiếu đa dạng, chậm cải tiến.

- Thị trường lao động kém sôi động, giá nhân công tăng cao.

- Bạn nhận định Việt Nam đang xuất hiện những đặc điểm nào trong số các đặc điểm trên?

Vì sao Việt Nam sập bẫy thu nhập trung bình?

Hiện nay có hai luồng quan điểm, một phía cho rằng nước ta chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình do mới chỉ trải qua 1/3 thời gian nằm ở nhóm nước thu  nhập trung bình thấp theo thông lệ. Theo một nghiên cứu, nếu phát triển theo tốc độ hiện tại thì đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 5.000 USD, vượt qua mức cao nhất của nhóm nước thu nhập trung bình thấp.

Việt Nam có nguy cơ cao sập bẫy thu nhập trung bình

Luồng ý kiến thứ hai cho rằng tuy nước ta chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình nhưng nguy cơ rất lớn do 4 đặc điểm sau:

- Tăng trưởng GDP chậm lại sau khi ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp.

- Chênh lệch GDP bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu so với các nước lân cận trong khi những nước này chưa thoát ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình.

- Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, tăng trưởng kinh tế chậm lại và chủ yếu dựa vào tăng vốn và tăng số lượng lao động. Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chiếm tỷ trọng thấp. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động chưa cao so với các nước trong khu vực, một phần do xuất phát điểm của nước ta thấp.

- Xuất hiện một số vấn đề cản trở tăng thu nhập: Cơ cấu “dân số vàng” mới qua được mươi năm nhưng đã có dấu hiệu bước vào thời kỳ già hóa dẫn đến tình trạng chưa giàu đã già. Cơ cấu kinh tế mặc dù có sự chuyển dịch tích cực nhưng vẫn mang nặng tình trạng lấy công làm lãi. Ngành công nghiệp chủ yếu là gia công và lắp ráp, chưa tự sản xuất được máy móc. Nhóm ngành dịch vụ cũng được cho là thiếu chuyên nghiệp, lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến năng suất toàn ngành chưa cao.

Có thể nói thể không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần cố gắng ở mọi mặt, bắt đầu từ giáo dục, nhận thức, song song với đó là những chính sách kịp thời của Chính phủ, sự sáng tạo trong mọi ngành nghề để nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hãy theo dõi thêm những bài viết về tài chính và đầu tư, kinh doanh được TOPI cập nhàng hàng ngày để có thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy[1] mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn.[2]

Khi mức lương của người lao động ở các nước đang phát triển tăng lên, các nhà sản xuất thường cho rằng họ không thể cạnh tranh với những nhà sản xuất có giá thành sản phẩm thấp hơn trong thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy rằng bản thân mình không có công nghệ tốt nhất như ở các nước đã phát triển. Đó chính là bẫy thu nhập trung bình. Một ví dụ là hai nước Nam Phi và Brasil đã phát triển ở tốc độ thấp trong vài thập kỉ khi mà thu nhập bình quân đầu người của họ rơi vào khoảng "thu nhập trung bình" như cách gọi của Ngân hàng Thế giới (khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD tính theo giá trị năm 2010)[1].

Tiêu biểu, các nước bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình có:

Một biểu đồ kèm báo cáo về Trung Quốc năm 2030 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, đa số các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình vào năm 1960 vẫn chỉ có thu nhập trung bình vào năm 2008, và chỉ có 13 quốc gia trong thống kê là thoát được bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia có thu nhập cao.[4] Tại châu Á, tính đến năm 2013, chỉ có 4 nước và vùng lãnh thổ có dân số trên 5 triệu người thoát được bẫy, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. [5] Nhiều nước Mỹ Latinh cũng mắc bẫy thu nhập trung bình.[6]

Bẫy thu nhập trung bình xảy đến khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đạt được một mức thu nhập trung bình. Vấn đề này thường nảy sinh với các nền kinh tế đang phát triển khi mức lương tăng lên trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa giảm xuống, khó có thể cạnh tranh với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ tối tân, hay với các nền kinh tế có mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hóa giá rẻ[7].

Để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình đòi hỏi phải có những chiến lược để đưa vào những phương thức sản xuất mới và tìm kiếm các thị trường mới để duy trì xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó việc khuyến khích tiêu dùng trong nước cũng rất quan trọng. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng có thể dùng sức mua của mình để mua sản phẩm chất lượng cao và giúp thúc đẩy tăng trưởng[8].

Khó khăn lớn nhất là việc chuyển từ tăng trưởng dựa trên tài nguyên (phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và vốn tư bản) sang sự tăng trưởng dựa vào sự đổi mới kỹ thuật sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm mới mang tính cạnh tranh. Để làm điều này cần phải đầu tư vào nền giáo dục và phát triển khoa học công nghệ đồng thời khuyến khích việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế. Hàn Quốc là một minh chứng. Quốc gia này đã phát triển một hệ thống giáo dục chất lượng cao đồng thời nhà nước khuyến khích sự sáng tạo và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển trong khoa học và kỹ thuật.[7]

Ngày 1/3/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Fraser Institute (Canada) tổ chức buổi toạ đàm đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030” nhằm phát hiện những nút thắt về thể chế kinh tế thị trường và đề xuất chính sách nhằm giúp Việt Nam tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng khi trở thành nước có thu nhập trung bình cao.

Theo ông Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam từng thuộc nhóm quốc gia kém phát triển nhưng đã vươn lên  quốc gia có quy mô GDP trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Chính những nỗ lực xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong suốt chặng đường vừa qua đã góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam từ một nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 200 USD vào đầu những năm 1990 tăng lên 3.590 USD vào năm 2021, theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB). Với mức thu nhập bình quân đầu người như hiện nay, Việt Nam có khả năng gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030 nếu không vướng bẫy thu nhập trung bình thấp.

"Kinh nghiệm của Việt Nam từ những lần suy giảm kinh tế trước đây, từ khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 hay đại suy giảm toàn cầu 2008-2009, cho thấy không phải các chương trình kích cầu, đầu tư công mang lại thành tựu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo mà chính là cải cách thể chế kinh tế mới là chìa khoá", ông Chương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là sự vận hành của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay đang bộc lộ một số hạn chế.

Ông Chương chỉ rõ Nhà nước vẫn còn can thiệp nhiều vào cơ chế giá thị trường như giá xăng dầu, giá điện, giá vé máy bay, giá y tế... "Những can thiệp này đã bộc lộ nhiều bất cập trong thời gian vừa qua như thiếu hụt xăng dầu, hãng hàng không quốc gia và tập đoàn điện lực bị thua lỗ nặng nề, các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi...", Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu rõ bất cập.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lớn, trong khi tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong những năm vừa qua bị chững lại.

Nhiều loại thị trường hiện đại chưa được hình thành hoặc còn hạn chế sự tham gia của người dân như các thị trường ngoại hối, thị trường vàng phái sinh, thị trường hàng hoá phái sinh.

Cùng với đó, việc bảo vệ quyền sở hữu vẫn chưa được tốt. Cụ thể, đất đai nhiều nơi vẫn bị thu hồi phục vụ mục đích kinh tế của các tập đoàn bất động sản tư nhân; việc bảo vệ nhà đầu tư thiểu số trong doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng đúng mức; chưa xây dựng được khung thể chế bảo vệ các loại tài sản mới như tiền kỹ thuật số...

Trong khi đó, hệ thống các văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, khiến  động kinh doanh và cán bộ quản lý luôn đối diện nguy cơ vi phạm pháp luật; hiểu sai các quy định, dẫn đến chậm trễ xử lý các thủ tục hành chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trường hợp các doanh nghiệp bất động sản gần đây là một ví dụ, rất nhiều dự án không thể triển khai vì vướng thủ tục pháp lý, bị treo nhiều năm, không được giải quyết.

Chưa kể, từ phía bên ngoài, do hậu quả của các chương trình chi tiêu khổng lồ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các nước trên thế giới đều đang phải đối mặt với sức ép lạm phát chưa từng thấy. Vì vậy, ngân hàng trung ương các quốc gia đều nâng mạnh lãi suất điều hành, buộc Việt Nam phải tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ. Do đó, triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới bị ảnh hưởng rõ rệt.