Em hãy quan sát và mô tả các hoạt động trong hình 3.1. Thời gian nào trong năm thường diễn ra những hoạt động này?
Em hãy quan sát và mô tả các hoạt động trong hình 3.1. Thời gian nào trong năm thường diễn ra những hoạt động này?
Nhiều tài liệu hỗ trợ dạy và học Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam - Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 cánh diều. Bao gồm: giáo án word, giáo án powerpoint, trắc nghiệm, gợi ý giải, tư liệu tham khảo ngoài,... Các tài liệu đều trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và tải về dễ dàng. Bộ tư liệu sẽ giúp tiết dạy thêm phong phú, chất lượng và hiệu quả.
1. Hệ thống nhà trường trong Quân đội
Câu 2: Em hãy kể tên một số nhà trường trong Quân đội mà em biết. Theo em, các trường nào trong Quân đội không tuyển học sinh phổ thông?
- Tên một số nhà trường trong Quân đội mà em biết:
+ Học viện Kỹ thuật Quân sự (Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn), ...
- Theo em, Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị và các trường trung cấp chuyên nghiệp không tuyển học sinh phổ thông.
2. Tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy
Câu 3: Đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy trong các trường Quân đội dành cho đối tượng nào? Tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh và sơ tuyển được quy định như thế nào?
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội đủ 12 tháng trở lên.
- Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Tiêu chuẩn về văn hoá: Đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiêu chuẩn về độ tuổi (tính đến năm dự tuyển): Thanh niên ngoài Quân đội không quá 21 tuổi; quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân không quá 23 tuổi.
– Tiêu chuẩn về sức khoẻ: Theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và các hướng dẫn có liên quan.
– Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi cấp trung học phổ thông.
– Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức.
- Xét tuyển từ kì thi đánh giá năng lực do Bộ Quốc phòng tổ chức.
- Xét tuyển dựa vào kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
– Xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông.
- Tất cả thí sinh dự tuyển đều phải qua sơ tuyển.
– Nội dung, cách thức đăng kí sơ tuyển; thẩm tra, xác minh lí lịch; khám sức khỏe; chụp ảnh; kê khai, nộp hồ sơ đăng kí sơ tuyển; tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ sơ tuyển; công khai kết quả sơ tuyển thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Một số ngành đào tạo và các trình độ đào tạo trong các trường Quân đội
Câu 4: Em hãy kể tên một số ngành đào tạo và trình độ đào tạo trong một số trường Quân đội mà em biết. Nội dung học tập, rèn luyện của học viên trong các trường đó có gì khác so với trường ngoài Quân đội?
Tên một số ngành đào tạo và trình độ đào tạo trong một số trường Quân đội mà em biết:
Trường học viện Kỹ thuật Quân sự: Chỉ huy, quản lí kĩ thuật; Kĩ thuật; Khoa học máy tính;...
Học viện Quân y: Bác sĩ đa khoa; Y khoa; Y học dự phòng; Dược học,...
Học viện Khoa học, Quân sự: Quan hệ quốc tế; Ngôn ngữ, ...
Học viện Phòng không – Không quân: Chỉ huy tham mưu Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử; Kỹ thuật hàng không...
Học viện Hải Quân: Chỉ huy tham mưu Hải quân; Khoa học hàng hải; ...
Học viện Biên phòng: Biên phòng; Luật;...
Nội dung học tập và rèn luyện của học viên trong các trường Quân đội thường có những đặc trưng riêng biệt so với các trường ngoài Quân đội. Điều này không chỉ thể hiện ở chương trình giáo dục chuyên môn mà còn ở cả phương pháp giáo dục, quản lý và môi trường học tập. Trong các trường Quân đội, học viên được huấn luyện với tinh thần kỷ luật cao và sự rèn luyện nghiêm ngặt, nhằm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, sẵn sàng cho những nhiệm vụ quân sự trong tương lai.
Câu 2: Em hãy nhận xét các ý kiến sau:
– Bạn A: Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể dự tuyển vào các trường Quân đội nếu không quá 23 tuổi.
- Bạn B: Thí sinh dự tuyển vào các trường Quân đội nếu được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ thì không phải qua sơ tuyển.
- Về ý kiến của Bạn A là sai vì theo đối tượng tuyển sinh thì dự tuyển không hạn chế về độ tuổi.
- Đối với ý kiến của Bạn B là sai vì tất cả thí sinh dự tuyển đều phải qua sơ tuyển.
1. Công tác định hướng của nhà trường và gia đình
Câu 8: Theo em, thông tin định hướng nghề nghiệp quân sự, công an có thể tìm hiểu từ những nguồn nào?
Các trường trung học phổ thông phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tư vấn về các môn học và hướng nghiệp, bao gồm cả nghề quân sự và công an.
Câu 5: Quân và Quyên là bạn thân từ nhỏ. Hai bạn vừa trúng tuyển vào lớp 10. Quân tuyên bố với Quyên: "Tớ xác định sẽ vào học một trường trong Quân đội. Từ nay, tớ sẽ tìm hiểu tổ hợp môn học xét tuyển vào trường Quân đội và xin bố mẹ cho tớ chỉ tập trung học các môn này. Các môn khác, kể cả môn học bắt buộc, tớ chỉ học vừa đủ điều kiện dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông". Nếu là Quyên, em sẽ xử trí như thế nào?
Nếu là Quyên, em sẽ tôn trọng quyết định của Quân và khuyến khích cậu ấy theo đuổi ước mơ của mình. Tuy nhiên, em cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nền tảng giáo dục toàn diện, bao gồm cả các môn học bắt buộc. Em sẽ gợi ý Quân nên cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định chỉ tập trung vào một số môn học nhất định và thảo luận với bố mẹ cũng như các thầy cô giáo.
Câu 6: Sau nhiều lần đắn đo, cân nhắc Minh dự định sẽ thi vào một trường Công an. Minh nói với Bình: "Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông có số môn thi bắt buộc ít nhưng lại có nhiều cơ hội chọn tổ hợp môn thi. Tớ chỉ lo thi vào trường Công an còn phải khám sức khỏe, sơ tuyển, xác minh chính trị và một số tiêu chuẩn nữa, không biết thông tin về các thủ tục này có thể tìm hiểu ở đâu".
Nếu là Bình, em sẽ tư vấn như thế nào để Minh yên tâm học tập và cố gắng đạt được nguyện vọng của mình?
Đối với nguyện vọng thi vào trường Công an của bạn, tớ khuyên cậu nên tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống như website của trường hoặc liên hệ trực tiếp với ban tuyển sinh để có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về quy trình tuyển sinh cũng như các yêu cầu cụ thể.
Ngoài ra, việc chuẩn bị sức khoẻ và các yêu cầu khác như sơ tuyển, xác minh chính trị là bước không thể thiếu trong quá trình ứng tuyển vào các ngành nghề đặc thù như Công an.
Câu 1: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp chủ đề: “Sẵn sàng trở thành học viên Quân đội nhân dân (hoặc Công an nhân dân)".
Việc sẵn sàng trở thành học viên Quân đội nhân dân hay Công an nhân dân là một quyết định quan trọng và nghiêm túc, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Đầu tiên, về mặt tinh thần, người học viên cần phải có lòng yêu nước sâu sắc, lòng trung thành với Tổ quốc và niềm tin vào sự nghiệp bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn, lòng dũng cảm và khả năng chịu đựng cao cũng là những phẩm chất cần thiết. Về mặt thể chất, học viên cần phải đảm bảo sức khỏe tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện huấn luyện gắt gao và khắc nghiệt. Ngoài ra, việc trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn là không thể thiếu, từ lý thuyết đến thực hành, từ chiến thuật quân sự đến các kỹ năng sống còn trong các tình huống khẩn cấp. Cuối cùng, tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm hiệu quả là yếu tố then chốt để thành công trong môi trường quân đội hoặc công an.
Câu 2: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu trước lớp một trường Quân đội (hoặc một trường Công an) có tuyển học sinh trung học phổ thông.
Học viện Kỹ thuật Mật mã (KMA) (tiếng Anh là: Vietnam Academy of Cryptography Techniques) là một trường đại học công lập trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ của Bộ Quốc phòng, được thành lập ngày 17 tháng 2 năm 1995 có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam.
Trụ sở: 141 đường Chiến Thắng, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trang web: http://actvn.edu.vn/
Sơ lược về Học viện Kỹ thuật Mật mã
Học viện Kỹ thuật Mật mã tiền thân là Trường Cán bộ Cơ yếu Trung ương (ngày 15 tháng 4 năm 1976), Trường Đại học Kỹ thuật Mật mã (ngày 5 tháng 6 năm 1985) và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Mật mã (ngày 17 tháng 2 năm 1980), được thành lập ngày ngày 17 tháng 2 năm 1995 trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Kỹ thuật Mật mã và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Mật mã.
Học viện là cơ sở duy nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam. Đây còn là nơi đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ yếu, sĩ quan chỉ huy kỹ thuật mật mã cho quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia và Cuba.
Hiện nay Học viện đào tạo thêm đại học chính quy hệ dân sự ngành Công Nghệ Thông Tin (chuyên ngành An toàn thông tin, chuyên ngành Lập trình nhúng và di động) và ngành Điện tử viễn thông (chuyên ngành hệ thống nhúng và điều khiển tự động), Tiến sĩ ngành Mật mã và Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin.