Nông Sản Hải Phát

Nông Sản Hải Phát

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Địa chỉ: Số 67 – Tổ 4, Ấp Thạnh Lý, Xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long

Thị trường Trung Quốc có sức hút lớn với nông sản Việt

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 22,5 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, riêng mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 4,6 tỷ USD, tăng 8,6%.

Nhiều mặt hàng nông, lâm thủy sản của Việt Nam đang chiếm thị phần rất lớn tại thị trường Trung Quốc như cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, trái cây, cá tra...

Đơn cử với mặt hàng cao su, trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 489.370 tấn cao su. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 67,35% về lượng và chiếm 64,8% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương dự báo, thời gian tới, nhu cầu của Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,33 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam sang Trung Quốc đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ, chiếm 92,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Sắn và các sản phẩm từ sắn cũng là một mặt hàng xuất khẩu tỷ đô sang Trung Quốc. Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,38 triệu tấn, trị giá 630,29 triệu USD, giảm 7,7% về lượng, nhưng tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, do giá xuất khẩu tăng. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 87,88% về lượng và chiếm 88,52% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản từ sắn của cả nước

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 569,05 triệu USD, giảm 6,1% về lượng, nhưng tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát và tinh bột sắn lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Thái Lan.

Đối với mặt hàng cà phê, hồ tiêu, tuy Trung Quốc chưa phải là thị trường xuất khẩu tốp đầu của Việt Nam nhưng xu hướng người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê, hồ tiêu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê từ Việt Nam của Trung Quốc đạt 41,28 triệu USD, tăng 107,1%. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 6,65% trong 6 tháng đầu năm 2023 lên 7,46% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện có nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó có 12 mặt hàng rau quả (dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít); tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.

Việc ký kết các Nghị định thư giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về cho phép xuất khẩu chính ngạch nông sản đã tạo sức bật cho nhiều loại nông sản của Việt Nam tại thị trường này. Sầu riêng và tổ yến là một ví dụ. Sau khi có Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường này trong 2 năm trở lại đây đã lớn hơn rất nhiều so với các năm trước cộng lại.

Bà Trần Thị Thu Phương, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, kể từ khi lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 11/2023, đến nay đã có trên 700 kg tổ yến được xuất khẩu sang thị trường này và có 7 doanh nghiệp được phép xuất khẩu tổ yến vào thị trường Trung Quốc.

Tại cuộc làm việc mới đây giữa Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung và ông Triệu Tăng Liên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hai bên thống nhất sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên thực hiện xuất khẩu thí điểm, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký 2 văn kiện này.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cũng cho biết thêm với sản phẩm dừa tươi, hai bên đã đạt được thỏa thuận về mặt kỹ thuật và ký kết Nghị định thư.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, nhu cầu nhập khẩu dừa tươi của thị trường Trung Quốc là rất lớn và có xu hướng tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, sản lượng dừa của Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ nội địa, phần còn lại là nhập khẩu. Do đó, xuất khẩu chính ngạch được mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, khi Nghị định thư xuất khẩu dừa tươi được ký, nếu chuẩn bị tốt, ngành dừa có thể thu thêm khoảng 300 - 400 triệu USD/năm từ thị trường này.

Vấn đề thủ tục hải quan hàng nông sản xuất khẩu được nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhỏ quan tâm. Để cung cấp thông tin liên quan đến thủ tục hải quan hàng nông sản xuất khẩu, chúng tôi xin trích lược hướng dẫn của tổng cục hải quan như sau :

1. Về điều kiện tham gia hoạt động xuất khẩu:

- Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

- Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT thì cá nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nếu đã có Mã số thuế, đồng thời trạng thái hoạt động của Mã số thuế là bình thường.

- Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Bạn đọc có thể tham khảo gợi ý về mã số HS như sau + Nghệ: tham khảo nhóm 09.10 “Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), lá húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác”; + Hạt tiêu: tham khảo nhóm 09.04 “Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta,khô, xay hoặc nghiền.”; + Hành, tỏi: tham khảo nhóm 07.03 “Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh.” (ở dạng tươi hoặc ướp lạnh) hoặc nhóm 07.12 “Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm” (ở dạng khô); + Quế: tham khảo nhóm 09.06 “Quế và hoa quế.”; + Hạt điều: tham khảo nhóm 08.01 “Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ.” (chưa qua chế biến) hoặc nhóm 20.08 “Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.” (đã qua chế biến). Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì: - Các mặt hàng thuộc nhóm 08.01 có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%; - Các mặt hàng thuộc các nhóm 09.04, 09.06, 09.10, 07.03, 07.12, 20.08 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”. Đề nghị  căn cứ vào thực tế tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty mình xuất khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại  tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC để xác định mã HS chi tiết và thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với thực tế hàng hóa.

Mua sắm thông qua ứng dụng của chúng tôi để được:

Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.

Nếu bạn chắc chắc muốn ẩn số điện thoại vui lòng nhấn vào nút dưới đây: