Những Điều Cần Chú Ý Khi Ký Hợp Đồng Lao Động Tại Mỹ Hiện Nay

Những Điều Cần Chú Ý Khi Ký Hợp Đồng Lao Động Tại Mỹ Hiện Nay

Kể từ ngày 01/01/2021 Bộ luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực và thay thế nhiều điểm trong Bộ luật Lao động 2012. Cho đến thời điểm hiện tại, thực tiễn cho thấy việc áp dụng luật mới vẫn còn một số bất cập, vướng mắc và chưa đảm bảo triệt để quyền lợi của người lao động. Khi ký hết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, việc không hiểu rõ hoặc đánh giá thấp những điều khoản bất lợi tồn tại trong hợp đồng có thể sẽ dẫn đến hạn chế về quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động. Trong bài viết này, TNTP sẽ phân tích cụ thể quy định pháp luật về những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động nhằm giúp người lao động hiểu rõ và cân nhắc kỹ khi xác lập quan hệ lao động.

Kể từ ngày 01/01/2021 Bộ luật Lao động 2019 bắt đầu có hiệu lực và thay thế nhiều điểm trong Bộ luật Lao động 2012. Cho đến thời điểm hiện tại, thực tiễn cho thấy việc áp dụng luật mới vẫn còn một số bất cập, vướng mắc và chưa đảm bảo triệt để quyền lợi của người lao động. Khi ký hết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, việc không hiểu rõ hoặc đánh giá thấp những điều khoản bất lợi tồn tại trong hợp đồng có thể sẽ dẫn đến hạn chế về quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động. Trong bài viết này, TNTP sẽ phân tích cụ thể quy định pháp luật về những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động nhằm giúp người lao động hiểu rõ và cân nhắc kỹ khi xác lập quan hệ lao động.

Những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

Tại Khoản 1, Điều 21, Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động bao gồm các mục:

Thông tin người sử dụng lao động: Tên, địa chỉ người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng của bên người sử dụng lao động.

Thông tin người lao động: Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, giới tính, địa chỉ cư trú, số thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người giao kết hợp đồng bên phía người lao động.

Công việc và địa điểm làm việc.

Thời hạn của hợp đồng lao động:

Thông tin về lương: Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, thời hạn thanh toán lương, hình thức thanh toán lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Những nội dung quan trọng của hợp đồng lao động.

Như vậy, mặc dù hợp đồng lao động có nhiều hình thức khác nhau nhưng người lao động cần lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động có đủ các nội dung trên để đảm bảo các quyền lợi đầy đủ khi làm việc.

Theo Điều 105, Bộ Luật Lao động năm 2019, thời giờ làm việc bình thường được quy định như sau:

Thời giờ làm việc trong điều kiện bình thường: Không quá 8 giờ một ngày và không quá 48 giờ một tuần.

Người sử dụng lao động có quyền được quy định về thời giờ làm việc đối với người lao động theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết nhưng phải đảm bảo không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần đối với điều kiện làm việc bình thường.

Lưu ý: Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện áp dụng 40 giờ làm việc đối với người lao động trong một tuần.

Nắm được các hình thức hợp đồng lao động

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 20, Bộ Luật Lao động năm 2019, có 2 loại hợp đồng:

Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng trong đó hai bên xác định được thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

Hợp đồng xác định thời hạn được ký mấy lần? Theo Khoản 2, Điều 20, Luật Lao động năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được ký tối đa 02 lần hợp đồng xác định thời hạn tối đa đến 36 tháng.

“2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”

Ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

Căn cứ theo Điều 18, Bộ Luật Lao động năm 2019, thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động được quy định như sau:

Người lao động là người trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều này.

Trường hợp hợp đồng mùa vụ, hợp đồng công việc thời hạn dưới 12 tháng: Nhóm người lao động đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để thực hiện giao kết hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động được ký kết bởi người ủy quyền phải kèm theo danh sách ghi đầy đủ các thông tin ngày/tháng/năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng lao động.

Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp.

Đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người lao động đủ 18 tuổi trở lên.

Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện pháp luật của người đó.

Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện hợp pháp của người đó.

Người lao động được những người lao động khác trong nhóm ủy quyền để giao kết hợp đồng lao động.

Lưu ý: Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được phép ủy quyền lại người khác để giao kết hợp đồng lao động.

Vấn đề tiền lương khi ký kết hợp đồng lao động

Theo Điều 90, Bộ Luật Lao động năm 2019:

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Như vậy, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.”

Lưu ý về mức lương trên hợp đồng lao động.

Về mức lương thử việc, tại Điều 26, Bộ Luật Lao động 2019, tiền lương của người lao động trong quá trình thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đang thử việc.

Trên đây là 5 lưu ý khi ký hợp đồng lao động năm 2023 mà Thái Sơn cung cấp. Để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của mình khi ký kết hợp đồng, người lao động cần nắm vững những vấn đề trên để tránh rơi vào thế ràng buộc hoặc bất lợi trong quá trình làm việc.

Ngày 13/5, Sở LĐTB&XH Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Phổ biến, trang bị kiến thức pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội cho sinh viên tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho biết, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh toàn bộ mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động sản xuất liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên.

Thực hiện tinh thần của Chỉ thị 37-CT/TW, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội… đến người lao động, người sử dụng lao động và mọi tầng lớp Nhân dân. Qua đó để mọi người đều được tiếp cận các chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chính sách về lao động, việc làm và bảo hiểm xã hội.

“Việc tổ chức hội nghị hôm nay, chúng tôi mong muốn kịp thời trang bị những kiến thức cần thiết về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội giúp sinh viên nắm được những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động. Từ đó, các em hiểu rõ hơn về quan hệ lao động để khi tốt nghiệp đại học có thể tham gia thị trường lao động một cách tự tin và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về lao động” – ông Nguyễn Hồng Dân nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Oanh – Phó Trưởng phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã phổ biến các quy định của pháp luật lao động, bao gồm: Quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; tuyển dụng lao động; thử việc; hợp đồng lao động; chấm dứt hợp đồng lao động.

Bà Nguyễn Thị Oanh cũng lưu ý sinh viên có 3 thời gian thử việc dành cho 3 đối tượng khác nhau: Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; không quá 6 ngày đối với công việc khác.

Khi ký hợp đồng lao động, người lao động lưu ý về địa điểm làm việc (vì có thể DN có nhiều nơi làm việc khác nhau). Người lao động được thỏa thuận về tiền lương gồm có: Tiền lương theo vị trí chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. “Nhà nước đưa ra mức lương tối thiểu vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng, nhưng khi thỏa thuận với chủ sử dụng lao động, người lao động nên đưa ra mức lương cao hơn để thể hiện năng lực và giá trị của bản thân” – bà Nguyễn Thị Oanh lưu ý.

Trong hợp đồng lao động nên có thông tin tiền lương tháng 13. Người sử dụng lao động thường thỏa thuận trả tháng lương thứ 13 khi người lao động làm hết năm đó; nhưng, người lao động nên thương lượng làm mấy tháng trong năm thì được hưởng tỷ lệ bao nhiêu phần trăm để tránh bị thiệt thòi

Người lao động có quyền ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều chủ sử dụng lao động khác nhau. Nhưng lưu ý: Hợp đồng lao động đầu tiên được căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; hợp đồng nào có mức lương cao nhất thì làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế.

Bộ luật Lao động 2019 quy định có 2 loại hợp đồng lao động, gồm có: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn. Đối với hợp đồng xác định thời hạn, trong thời gian 30 ngày hết hạn thì hai bên ký kết hợp đồng mới có thỏa thuận lại về tiền lương, việc làm. Trường hợp, hai bên không ký kết hợp đồng mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng xác định thời hạn.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải báo trước ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày nếu làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng.

Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019 thì có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm được nửa tháng tiền lương (trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu) và trả trợ cấp mất việc làm mỗi năm 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Tại Hội nghị, bà Lê Thị Ngọc Nghĩa – Phó Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội đã phổ biến tới sinh viên đề chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế hộ gia đình, để các em làm hành trang tham gia thị trường lao động.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

Hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa, nhu cầu tìm kiếm, sử dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước ngày càng cao. Việc giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài khác gì so với giao kết hợp đồng lao động đối với người Việt Nam và cần phải lưu ý những gì để hợp đồng lao động hợp pháp, tránh những tranh chấp không đáng có.

Về cơ bản, hợp đồng lao động ký kết với người nước ngoài cũng tương tự như khi ký với người Việt Nam cả về hình thức lẫn nội dung, được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật lao động năm 2012. Tuy nhiên, khi muốn sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hàng năm, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình kinh doanh, sản xuất của mình, có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Sau đó báo cáo, giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong quá trình sử dụng lao động, khi có bất cứ sự thay đổi nào, doanh nghiệp cũng có trách nhiệm báo cáo và phải xin chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Khi đó, mọi hoạt động xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài mới hợp pháp.

Thứ hai, trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp dự kiến tuyển người lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải báo cáo giải trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,... Sau đó, nộp trực tiếp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính . Các văn bản cần phải nộp, doanh nghiệp lấy từ mẫu ban hành kèm theo trong Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH.

Thứ ba, trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi việc sử dụng người lao động nước ngoài, phải nộp trực tiếp báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến tuyển mới, tuyển thêm hoặc tuyển để thay thế người lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH).

Thứ tư, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp được phép sử dụng lao động nước ngoài ở Việt Nam. Thời hạn giấy phép lao động sẽ tùy theo hợp đồng lao động dự kiến ký kết nhưng không quá 02 năm. Hết thời hạn trên giấy phép lao động, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp lại, gia hạn giấy phép lao động nếu muốn tiếp tục sử dụng người lao động nước ngoài.

Như vậy, khi kí hợp đồng lao động với người nước ngoài, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề nhất định. Đó là những yêu cầu căn bản để các doanh nghiệp được phép sử dụng người lao động nước ngoài ở Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng lao động với người nước ngoài. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí về tư vấn lao động. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Công ty Luật HTC Việt Nam xin cung cấp dịch vụ liên quan đến Hợp đồng lao động với người nước ngoài như sau:

- Tư vấn cho khách hàng những vấn đề pháp lý về hợp đồng lao động với người nước ngoài.

- Soạn thảo hợp đồng lao động với người nước ngoài trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp.

- Thay mặt khách hàng làm việc tại các cơ quan nhà nước để hoàn thiện các thủ tục có liên quan.

- Đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động với người nước ngoài.

----------------------------------------

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn