Nếu bạn đang tìm hiểu ngành giáo dục đặc biệt là gì thì bài viết sau của JobsGO sẽ thay bạn trả lời trọn vẹn câu hỏi đó. Không chỉ vậy, trong bài viết JobsGO còn cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin khác có liên quan đến ngành này, cùng theo dõi nhé!
Nếu bạn đang tìm hiểu ngành giáo dục đặc biệt là gì thì bài viết sau của JobsGO sẽ thay bạn trả lời trọn vẹn câu hỏi đó. Không chỉ vậy, trong bài viết JobsGO còn cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin khác có liên quan đến ngành này, cùng theo dõi nhé!
Các bạn sinh viên trước khi theo học ngành giáo dục đặc biệt đại học Sư phạm hay bất kỳ trường nào khác đều có thắc mắc chung đó là “ngành có dễ xin việc hơn so với các ngành khác hay không?”. Thực tế cho thấy, cơ hội việc làm đối với các ngành học là như nhau, chỉ cần sinh viên biết nắm bắt thời cơ, trau dồi nhiều kỹ năng cho bản thân là được.
Riêng với ngành giáo dục đặc biệt, sinh viên ngành giáo dục đặc biệt, trường đại học sư phạm Hà Nội được ưu ái hơn bởi đây là ngành cần thiết giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường. Đặc biệt, sinh viên trường này có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, được đào tạo bài bản và có kỹ năng trong việc dạy trẻ. Một nguyên nhân nữa là do trường đại học sư phạm thường chiếm được nhiều thiện cảm hơn trong mắt người khác.
Hiện nay có không ít trẻ mắc các căn bệnh tự kỷ, khuyết tật,… khiến các em chậm phát triển hơn lứa tuổi bình thường. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của các em.
Việc dạy trẻ tự kỷ, trẻ đặc biệt cần có chương trình riêng, có kiến thức và kỹ năng sư phạm. Vì thế mà rất nhiều trường, trung tâm dạy trẻ tự kỷ ra đời và phát triển. Đây sẽ là cơ hội cho những bạn sinh viên ngành giáo dục đặc biệt có thể tìm công việc phù hợp, đúng ngành. Chỉ cần bạn trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chắc chắn vấn đề tìm việc sẽ không khó.
👉 Xem thêm: Học sư phạm ra làm gì? Học sư phạm có dễ xin việc?
Theo khảo sát hiện nay cho thấy mức lương trung bình của giáo viên dạy trẻ đặc biệt là 7 triệu đồng/tháng. Bên cạnh lương cứng họ còn được nhận thêm các trợ cấp, phụ cấp khác. Mức thu nhập của họ có thể cao hơn nếu bạn có kinh nghiệm, kỹ năng cao.
Bên cạnh công việc dạy chính, bạn cũng có thể nhận thêm việc tư vấn, hỗ trợ điều trị tâm lý cho trẻ trong các trung tâm để nâng cao thu nhập.
Nhìn chung, mức lương ngành này không có giới hạn. Chỉ cần bạn cố gắng, nỗ lực hoặc học liên thông ngành giáo dục đặc biệt để nâng cao kiến thức chắc chắn sẽ đạt thành quả như mong đợi.
Bài viết trên đây của JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong “ngành giáo dục đặc biệt là gì?”. Có thể thấy đây là ngành cần rất nhiều tình yêu, sự đồng cảm với người học. Để hoàn thành tốt công việc bạn nên chuẩn bị tinh thần chịu áp lực tốt.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Giáo dục đặc biệt là ngành học tổng thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nên những khả năng đặc biệt cho những con người đặc biệt để họ có một cuộc sống bình thường hơn. Mặc dù có nhu cầu tuyển dụng cao nhưng ngành học này chưa thật sự có nhiều trường đào tạo.
Nếu đọc đến đây, bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Giáo dục đặc biệt
Giáo dục Đặc biệt (Mã ngành: 7140203) là ngành học được ra đời nhằm hướng đến những đối tượng học sinh có nhu cầu đặc biệt. Đó là những học sinh gặp các vấn đề về chậm phát triển trí tuệ hay những học sinh rơi vào trường hợp khuyết tật. Không như những học sinh bình thường mà những bạn học sinh này có vấn đề về nhận thức, về các kỹ năng trong sinh hoạt, trong đời sống hằng ngày.
Để giúp những em học sinh đặc biệt ấy, ngành giáo dục đặc biệt đã ra đời nhằm đào tạo nên những con người có đủ kiến thức và kỹ năng để giải quyết, hỗ trợ các em, giáo dục các em hòa nhập với môi trường học tập ở bậc mầm non, tiểu học. Cử nhân giáo dục đặc biệt không những cần có kiến thức vững chắc về giáo dục đặc biệt mà bên cạnh đó phải là người có trách nhiệm và lòng yêu thương con người.
2. Các trường đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt
3. Các khối xét tuyển ngành Giáo dục đặc biệt
4. Chương trình đào tạo ngành giáo dục đặc biệt
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Giáo dục đặc biệt phía trên. Công việc ngành Giáo dục đặc biệt bao gồm:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Giáo dục Đặc biệt. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Giáo dục đặc biệt (còn được gọi là giáo dục nhu cầu đặc biệt, giáo dục hỗ trợ hoặc SPED - special education) là thực hành giáo dục học sinh theo cách giải quyết sự khác biệt cá nhân và nhu cầu cá nhân của họ. Lý tưởng nhất, quá trình này bao gồm sự sắp xếp theo kế hoạch và được giám sát một cách có hệ thống các quy trình giảng dạy, thiết bị và tài liệu phù hợp và các tùy chọn về học tập cho người khuyết tật. Những can thiệp này được thiết kế để giúp các cá nhân có nhu cầu đặc biệt đạt được mức độ tự túc và thành công cá nhân cao hơn ở trường và trong cộng đồng của họ, điều này có thể không có nếu học sinh chỉ được tiếp cận với giáo dục trong lớp học thông thường.
Giáo dục đặc biệt bao gồm khả năng học tập (chẳng hạn như chứng khó đọc), rối loạn giao tiếp, rối loạn cảm xúc và hành vi (như ADHD), khuyết tật (ví dụ như bệnh xương dễ gãy, bại não, loạn dưỡng cơ bắp, nứt đốt sống, và mất điều hòa Friedreich), và khuyết tật phát triển (chẳng hạn như rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ) và nhiều khuyết tật khác.[1] Học sinh với các loại khuyết tật này có thể được hưởng lợi từ các dịch vụ giáo dục bổ sung như phương pháp giảng dạy khác nhau, sử dụng công nghệ, khu vực giảng dạy được điều chỉnh cụ thể hoặc phòng tài nguyên riêng biệt.
Năng khiếu trí tuệ là một sự khác biệt trong học tập và cũng có thể được hưởng lợi từ các kỹ thuật giảng dạy chuyên ngành hoặc các chương trình giáo dục khác nhau, nhưng thuật ngữ "giáo dục đặc biệt" thường được sử dụng để chỉ cụ thể hướng dẫn học sinh khuyết tật. Giáo dục năng khiếu được xử lý riêng.
Trong khi giáo dục đặc biệt được thiết kế dành riêng cho việc học tập của học sinh khuyết tật, giáo dục khắc phục có thể được thiết kế cho bất kỳ học sinh nào, có hoặc không có nhu cầu đặc biệt; đặc điểm xác định đơn giản là họ đã đạt đến điểm không chuẩn bị, bất kể tại sao. Ví dụ, ngay cả những người có trí thông minh cao cũng có thể đạt điểm không chuẩn bị dưới mức nếu giáo dục của họ bị gián đoạn, ví dụ, do phải dịch chuyển nội bộ trong rối loạn dân sự hoặc chiến tranh.
Ở hầu hết các nước phát triển, các nhà giáo dục sửa đổi phương pháp và môi trường giảng dạy để số lượng sinh viên tối đa được phục vụ trong môi trường giáo dục chung. Do đó, giáo dục đặc biệt ở các nước phát triển thường được coi là một dịch vụ hơn là một địa điểm.[2][3][4][5][6] Việc học chung có thể làm giảm sự kỳ thị xã hội và cải thiện thành tích học tập cho nhiều học sinh.[7]
Đối lập với giáo dục đặc biệt là giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông là chương trình giảng dạy tiêu chuẩn được áp dụng mà không có phương pháp giảng dạy hoặc hỗ trợ đặc biệt. Học sinh nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt đôi khi có thể đăng ký vào môi trường giáo dục chung để học cùng với học sinh không bị khuyết tật.
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển ở não bộ làm trẻ mất khả năng kiểm soát sự tập trung và trở nên tăng động. Phụ huynh thường than phiền trẻ lăng xăng quá mức, không thể ngồi yên, luôn gây tiếng ồn và làm ảnh hưởng người khác, ở lớp trẻ tập trung rất kém, dễ bị xao lãng bởi tiếng động ngoài lớp hay chọc phá bạn ngay trong giờ học nên bị giáo viên phàn nàn… Rối loạn thường ảnh hưởng rất lớn đến học tập của trẻ, và một trong những nguyên nhân đến khám phổ biến của trẻ tăng động giảm chú ý là do “giáo viên yêu cầu”. Bên cạnh đó, rối loạn củng ảnh hưởng đến tâm lý và các mối quan hệ của trẻ, nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm, có thể dẫn đến rất nhiều những hệ luỵ khác như bỏ học, rối loạn lo âu, trầm cảm thậm chí sử dụng chất và tự hại…
Về điều trị tăng động giảm chú ý, có thể sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý – hành vi. Một số liệu pháp tâm lý, hành vi phụ huynh có thể áp dụng để cải thiện sự tập trung cũng như thành tích học tập của trẻ như
Tạo góc học tập cho trẻ. Trẻ cần có góc học tập yên tĩnh, tránh bị xao nhãng. Đối với học trên lớp, trẻ nên ngồi bàn nhất, đối diện bàn giáo viên, tránh cửa cái.
Chia nhỏ bài học. Vì khả năng tập trung của trẻ không cao, phụ huynh nên quan sát xem trẻ có thể tập trung tốt nhất trong bao nhiêu phút, sau đó chia nhỏ bài học, công việc sao cho trẻ có thể hoàn thành trong khoảng thời gian này.
Có kế hoạch học và làm việc rõ ràng. Ở mỗi tiết học, phụ huynh hay giáo viên nên cho trẻ biết cụ thể cần làm gì, ví dụ trong 5 phút đầu, 10 phút tiếp theo, 5 phút cuối…. ở giữa các khoảng này nên cho trẻ đứng lên hoặc ra ngoài trong 1-2 phút.
Gây sự chú ý khi yêu cầu. nhiều phụ huynh than phiền khi giao tiếp có cảm giác như trẻ không chú ý đến mình và thường làm sau hoặc không đầy đủ yêu cầu. để khắc phục phụ huynh nên gây sự chú ý cho trẻ trước khi yêu câu như gọi tên trẻ, sau khi yêu cầu nên bảo trẻ nhắc lại yêu cầu đó rồi mới thực hiện.
Trên thực tế việc điều trị tăng động giảm chú ý còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác trong đó có mục tiêu và sự mong muốn về thành tích học tập từ phụ huynh và nhà trường. Trong nhiều trường hợp cần sử dụng thuốc để cải thiện thành tích học tập của trẻ. Về lâu dài, các triệu chứng tăng động có thể giảm nhưng giảm tập trung có thể theo trẻ đến khi trưởng thành, vì vậy cần có sự định hướng phù hợp về giáo dục cũng như nghề nghiệp khi trưởng thành. Ngoài tăng động giảm chú ý thì biểu hiện tăng động củng hay gặp ở trẻ tự kỷ. Vì trẻ tự kỷ có thể có rối loạn cảm giác đặc biệt là cảm giác sâu, làm trẻ muốn tìm kiếm cảm giác cơ thể nên có xu hướng tăng động hơn. Mặc khác, vì khả năng tương tác kém, khi phụ huynh gọi tên trẻ tự kỷ lúc trẻ đang chơi hay đang vận động thì trẻ không đáp ứng lại, nên phụ huynh cũng nghĩ trẻ tăng động và “giảm chú ý”… Để phân biệt các rối loạn này phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế và có giải pháp can thiệp phù hợp.