{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
Trung tâm du học Nhật Bản Yoko là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam miễn phí 100% phí dịch vụ xử lý hồ sơ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hơn 10.000 du học sinh đã du học thành công tại Nhật Bản. Trung tâm du học Nhật Bản mang đến cho bạn các dịch vụ du học tốt nhất, tiết kiệm chi phí và tỉ lệ đỗ cao.Website https://yoko.edu.vn/Hotline: 0947 116 226Địa chỉ tại TPHCM : 677/6 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.Cở sở tại Hà Nội :Tầng 8, Số 7, Ngõ 1160 (Ngõ Chùa Nền), Đường Láng, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Tp Hà Nội. Map : https://maps.app.goo.gl/uFxrmnPE5k4HhsoV9#duhocnhatban #duhocnhatbanyoko #duhocnhatbantutuc #chiphiduhocnhatban #dieukienduhocnhatban
https://www.youtube.com/@yokoedu
https://www.pinterest.com/yokoedu
https://www.linkedin.com/in/yokoedu/
https://www.youtube.com/@yokoedu
https://www.pinterest.com/yokoedu
https://www.linkedin.com/in/yokoedu/
https://www.reddit.com/user/yokoedu
Thưởng thức màn trình diễn ở đâu? Với không gian trình diễn drones trên bầu trời cách mặt Hồ Tây 400m, sân khấu trình diễn rộng tới 4,5 ha, khán giả có thể chiêm ngưỡng toàn bộ sự kiện ở hầu hết các vị trí quanh Hồ Tây, trên các tòa nhà cao tầng. Đặc biệt, vị trí tốt nhất để thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật và âm nhạc là khu vực dọc đường Nguyễn Đình Thi và đường Trích Sài. Không gian đi bộ được bố trí từ cuối ngõ 128 Thụy Khuê tới ngã ba Trích Sài - Võng Thị giúp khán giả có thể đứng tại bất kỳ đâu cũng có thể thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn.
Tới nơi xem gì? Chương trình trình diễn nghệ thuật sắp đặt Rực rỡ Thăng Long trên bầu trời bằng thiết bị bay không người lái (drone) gồm 11 tác phẩm là những câu chuyện kể về Hà Nội qua sự kết hợp của ánh sáng và âm nhạc gồm: Hình ảnh vua Lý Thái Tổ ban Chiếu dời đô, rồng thời nhà Lý, Hoàng thành Thăng Long, chùa Trấn Quốc, hồ Gươm - trái tim Hà Nội, chùa Một Cột, Khuê Văn Các, cầu Long Biên, nhà hát hồ Gươm….
Trời mưa có biểu diễn hay không? Trong điều kiện thời tiết mưa, gió to, chương trình sẽ không thể diễn ra. Tuy nhiên, Ban tổ chức đã có phương án dự phòng trong vòng 5 ngày (từ mùng 1 đến mùng 5 Tết) và sẽ thông báo ngày trình diễn thay thế tới toàn thể khán giả trên toàn quốc.
Các lưu ý khi tham gia chương trình: Không mang theo các đồ chơi và thiết bị có khả năng bay làm ảnh hưởng tới màn trình diễn (Bóng bay, diều, thiết bị bay, súng đồ chơi có khả năng bắn đạn giả...) ; không mang theo thú cưng; chú ý mặc trang phục giữ ấm đề phòng thời tiết lạnh về khuya; tự bảo quản tư trang tài sản do địa điểm trình diễn sẽ thu hút đông người; cùng nhau thưởng thức màn trình diễn văn minh, an toàn, không chen lấn xô đẩy.
Nơi gửi xe: Công an quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị bố trí 15 điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy, trong đó:
* 3 điểm trông giữ phương tiện của Ban Tổ chức, tình nguyện viên, khách VIP tham dự, khách của đơn vị tài trợ gồm: Trường Tiểu học Chu Văn An (khu vực dành cho Ban tổ chức và tình nguyện viên); trước sảnh nhà khách Bộ Quốc phòng; cạnh nhà khách Bộ Quốc phòng.
* 12 điểm trông giữ phương tiện của người dân gồm:
1. Dưới gầm cầu vượt Hoàng Hoa Thám.
4. Trường Tiểu học Chu Văn An A.
9. Trong sân trường THCS Đông Thái hoặc cuối phố Võng Thị (Cạnh chùa Tĩnh Lâu).
10. Cuối ngõ 45 Võng Thị (Cạnh đình Vòng Thị).
12. Tuyến đường Văn Cao và trong sân Quần ngựa.
Được biết, để phục vụ lễ hội ánh sáng vào đêm giao thừa, nhiều tuyến đường quanh hồ Tây cũng được điều chỉnh giao thông. Theo phương án do Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành, trong 3 ngày, từ 18 giờ đến 23 giờ ngày 5-2; từ 18 đến 24 giờ ngày 7-2 và từ 18 giờ ngày 9-2 đến 2 giờ ngày 10-2, các phương tiện sẽ bị cấm lưu thông từ ngã tư Thụy Khuê - Văn Cao đến ngã ba Nguyễn Đình Thi - Văn Cao - Trích Sài.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Chùa Hà là một trong những ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng nhất Hà Nội. Mọi người thường truyền tai nhau câu nói “chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Trong suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn tin tưởng chọn nơi đây để đến khấn cầu mong cho đường tình duyên được suôn sẻ.
Nếu như bạn vẫn còn lẻ bóng hay chưa tìm được ý trung nhân, hãy thử đến chùa Hà và tham khảo bài cúng lễ cầu duyên dưới đây để cầu xin thần linh phù hộ nhé.
Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Đây chính là nơi nổi tiếng linh ứng những lời sở nguyện cầu duyên của dân chúng bốn phương.
Địa chỉ: số 86 Phố Chùa Hà, đường Cầu Giấy, Hà Nội.
Chùa Hà thường mở cửa từ sáng đến 6 giờ tối là đóng cửa. Hàng tháng mọi người thường chọn ngày rằm hay mùng 1 để đi lễ, tuy nhiên, khi này lượng người đông đúc bạn khó có thể quỳ lạy vái dưới các bàn Tam bảo hay ban thờ Mẫu. Do vậy, lời khuyên là bạn nên chọn ngày tốt khác khi đó chùa vắng vẻ, thanh tịnh hơn để có nhiều thời gian cầu khấn.
Ngoài thành tâm thì lễ mang đi khi đến cầu duyên tại chùa Hà cũng rất quan trọng. Thông thường người đi lễ phải chuẩn bị 3 phần đặt ở 3 ban quan trọng như sau:
- Lễ đặt ban Tam Bảo: do đây là nơi thờ Phật nên không để lễ mặn và tiền vàng. Chỉ để hoa quả, bánh kẹo chay, hoa tươi, nến, nhang và sớ đã viết dâng lên.
- Lễ đặt ban Đức Ông: mâm lễ ban này có thể để các món mặn, kèm theo đó là tiền vàng, rượu, trà, thuốc và sớ dâng lên Đức Ông.
- Lễ đặt ban thờ Mẫu: đây là mâm lễ quan trọng, ngoài tiền vàng, bánh kẹo và sớ thì còn phải nhớ có 5 bông hồng đỏ tươi, trầu cau và tiền công đức.
Khi vào chùa bạn nên viết sớ, lễ lần đầu thì cần 3 sớ: 1 sớ ban Tam Bảo, 1 sớ ban Đức Chúa Ông, 1 sớ ban Mẫu
Nếu không tiện mua trước thì có thể tới trước cổng chùa mua. Các quán quanh chùa sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ cho một người dâng 3 ban, giá khoảng là 270.000 – 300.000đ nhé. Viết sớ giá 50.000đ/ 3 tờ, đặt vào lễ tại 3 ban.
Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban. Sau khi đã dâng đồ lễ chỉ thắp 5 nén hương (nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng – cạnh hồ nước).
Từ hồ nước vào trong có 5 bát hương lớn, đi 1 vòng cắm mỗi bát 1 nén, vái 3 vái.
Sau khi đã cắm hương xong vào khấn đầu tiên từ Ban Đức Chúa Ông (xin công danh tài lộc), rồi qua Ban Tam Bảo (cầu bình an), vái 3 vái bên Ban Đức Thánh Hiền (xin khai tâm khai sáng, kết quả học tập tốt nếu bạn đang đi học).
Rồi vái 3 vái mỗi Đức Hộ Pháp trái phải, vái cả Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.
Nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà. Đầu tiên xuống nhà Mẫu bạn phải quỳ, chắp tay mặt hướng lên, sau đấy khấn.
Sau khi xin mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.
Sau đấy đứng lên vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, rồi vái nốt ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái.
Xong lễ nhà Mẫu thì đi lên Đình Bối Hà nhà trên bên tay phải (nhà đầu tiên đập vào mắt lúc bạn vào chùa)
Sau đấy bạn đi ra khỏi chùa vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa chùa 2 bên.
Một bài khấn cầu duyên ở chùa Hà đúng phải có đầy đủ 5 phần: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ. Bài văn khấn mẫu dưới đây bạn có thể chép lại học thuộc hoặc ghi ra giấy, lưu trong điện thoại khi đi lễ nhẩm theo. Nếu muốn đọc dễ hiểu hơn thì cũng có thể dựa theo các ý mà viết lại. Cụ thể bài khấn như sau:
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua - phần tạ.
Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác - phần sám hối và hứa.
Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
(nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.
Đến chùa Hà là địa điểm linh thiêng nên dù cầu duyên hay chỉ tham quan vãn cảnh bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Không mặc đồ ngắn, hở hang, mặc váy phải dài và kín đáo. Nên tắt tiếng điện thoại và không nói tục, chửi bậy, nói lời báng bổ không tốt khi vào chùa.
- Không chụp ảnh, đùa nghịch làm hỏng cảnh quan chùa.
- Khi đi cầu duyên ở chùa Hà làm lễ cầu xin chỉ dành cho những người duyên chưa tới, còn ai có tình duyên rồi mà đến cầu hoặc đi một cặp đôi thì sẽ trở thành tan vỡ sau khi về.
- Khi khấn nên nhỏ tiếng, tránh làm ồn đến mọi người xung quanh. Và quan trọng là cầu duyên xin gặp được người định mệnh toàn tâm hợp với mình, chứ không phải là xin người yêu cho xong.
- Tùy vào mỗi người mà xin 1 lần hay nhiều lần tình duyên mới đến, cũng như đến chậm hay nhanh.
Cuối cùng, hãy nhớ dù đi cầu duyên ở chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào linh thiêng khác bạn cũng phải có lòng thành gửi gắm thì mới thành tâm toại nguyện.
Director, Art Director, and Software Engineer in Tầng 8, Số 7, Ngõ 1160 (Ngõ Chùa Nền), Đường Láng, P.Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội