Quảng bá doanh nghiệp với Infocom! Tối ưu SEO, tiếp cận hàng triệu KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC. Gọi ngay 0587.353.747 để được tư vấn!
Quảng bá doanh nghiệp với Infocom! Tối ưu SEO, tiếp cận hàng triệu KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC. Gọi ngay 0587.353.747 để được tư vấn!
Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế:
Như vậy, Vụ Pháp luật quốc tế là đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Tại hội nghị các đại biểu châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh về tính cấp thiết của việc giải quyết thách thức y tế phải đi đôi với môi trường và phát triển bền vững. Theo đó, một môi trường lành mạnh là nền tảng cho sức khỏe con người, cung cấp các nguồn tài nguyên không thể thiếu như không khí trong lành, nước sạch, thực phẩm bổ dưỡng. Ngoài ra, môi trường được bảo vệ tốt sẽ giảm các nguy cơ biến đổi khí hậu và hạn chế sự lây lan của bệnh dịch. Ngược lại sự suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người.
Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Buwono đưa ra các đề xuất để giải quyết các thách thức về y tế và môi trường trong khu vực: “Các nước cần hành động mạnh mẽ để giảm phát thải ô nhiễm- vấn đề rất quan trọng đối với các nước châu Á Thái Bình Dương do mật độ dân số cao, đô thị hóa nhanh và con người cũng dễ mắc nhiều loại bệnh tật hơn. Thứ hai, Diễn đàn này cần được duy trì và tiếp tục là nền tảng để thống nhất về cơ chế giám sát và xem xét các cam kết khu vực trong việc giải quyết vấn đề môi trường và sức khỏe. Thứ 3 là phải thiết lập nguồn tài chính để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển thích ứng, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất và dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu”.
Sau các phiên thảo luận, Hội nghị xem xét và thông qua các văn kiện, khuyến nghị chính đã được đưa ra tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 12 (HLOM-12) trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương về Y tế và Môi trường, diễn ra vào ngày 24/09 vừa qua; xác nhận và thông qua các bước tiến cũng như kết quả đạt được trong Nhóm làm việc của Diễn đàn, bao gồm các dự án chính và các kế hoạch tương lai; xem xét và đưa ra khuyến nghị về Khung hợp tác sửa đổi nhằm đảm bảo vai trò và trách nhiệm rõ ràng hơn từ các nước thành viên. Đặc biệt các nước dự kiến thông qua Tuyên bố Jakarta- văn kiện quan trọng chính xác định tầm nhìn ưu tiên chính sách khu vực và các kế hoạch hành động nhằm giải quyết thách thức môi trường và y tế.
Đánh giá về ý nghĩa của Tuyên bố Jakarta, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Indonesia Alue Dohong nhấn mạnh: “Tuyên bố Jakarta về cam kết chung đối với phát triển bền vững, đặt nền tảng thiết yếu cho việc thúc đẩy hài hóa vấn đề sức khỏe và môi trường. Tuyên bố hoạt động như một khuôn khổ thúc đẩy nỗ lực hợp tác hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển và phát triển bền vững trên toàn khu vực. Các nước hãy cùng nhau tiến về phía trước với hy vọng và quyết tâm giải quyết các thách thức và xây dựng tương lai bền vững và lành mạnh hơn”.
Diễn đàn khu vực châu Á Thái Bình Dương về Y tế và Môi trường (APRFHE) được thành lập năm 2004, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giải pháp hợp tác cho các vấn đề khác nhau trong khu vực, bao gồm biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, khủng hoảng y tế cộng đồng và phát triển bền vững. Diễn đàn luôn thúc đẩy các chính sách và hành động có lợi cho sức khỏe con người và môi trường, đồng thời đảm bảo thịnh vượng lâu dài cho người dân trong khu vực.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong tiếng Anh là Asia-Pacific Economic Cooperation; tên viết tắt là APEC.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 tại Canberra (Australia), là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.
Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island (1993) và Tuyên bố Bô-go (1994).
Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương.
Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây, hay còn gọi là mục tiêu Bô-go:
- Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối;
- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệ thương mại thông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế
- Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các nền kinh tế APEC nhằm bảo đảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả những cam kết quốc tế và nâng cao khả năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.
Để thực hiện mục tiêu Bô-go về thương mại - đầu tư tự do và mở, các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Osaka (OAA) năm 1995, trong quy định tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung sau:
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau;
- Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng;
- Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sởđồng thuận, nhất trí chung.
Các nguyên tắc chung này đã được cụ thể hoá thành 9 nguyên tắc cơ bản sau:
- Phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);
- Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên;
- Đảm bảo công khai, minh bạch;
- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần;
- Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư;
Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998.
Có thể nói đây là dấu mốc quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Thêm vào đó, theo Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013 về Hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì hội nhập quốc tế phải nhằm:
- Củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân;
- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc;
- Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước;
- Góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thuộc nhiệm vụ của cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về hội nhập kinh tế quốc tế:
Như vậy, việc tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là nhiệm vụ của Bộ Công thương.