Các Mặt Hàng Thuế 10

Các Mặt Hàng Thuế 10

2. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định

2. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định

Các mặt hàng không được giảm thuế GTGT từ 01/7/2023

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023 quy định giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

- Viễn thông, chứng khoán, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất - Chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.

- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt – Chi tiết tại Phụ lục II Nghị định này: Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3, tàu bay, du thuyền, xăng các loại…

- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin – Chi tiết tại Phụ lục III Nghị định này: Card âm thanh, hình ảnh, mạng và các loại card tương tự dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động, thẻ thông minh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi của máy vi tính...

Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.

Riêng, đối với mặt hàng than, chỉ giảm thuế GTGT đối với mặt hàng than khai thác bán ra (đối với cả trường hợp than khai thác sau đó sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra), các khâu khác không được giảm thuế GTGT.

Theo đó, từ ngày 01/7/2023, thuế suất thuế GTGT sẽ được giảm còn 8% đối với các nhóm đối tượng đang áp dụng thuế GTGT 10% trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này.

Thủ tục giảm thuế GTGT 2% năm 2023

Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 44/2023, trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT khi lập hóa đơn như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Khi lập hoá đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán.

Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

- Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:

Khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT:

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.

Cơ sở kinh doanh đã lập hoá đơn, kê khai theo mức thuế suất/tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm:

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán và người mua thỏa thuận với nhau để chọn 01 trong 02 cách giải quyết sau:

Cách 1: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót

- Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.

- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).

Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 02 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận. Trường hợp này không cần nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.

Cách 2: Lập hóa đơn điện tử mới thay thế

- Bên bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.

- Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót 02 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã) hoặc gửi cho cơ quan thuế cấp mã và sau đó gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã).

Trên đây là thông tin về các mặt hàng không được giảm thuế GTGT từ 01/7/2023. Nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp kịp thời.

Theo VCCI, việc áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% hoặc 10% cho mặt hàng viên nén gỗ là bất hợp lý… sẽ gây tác động bất lợi cho sản xuất trong nước.

Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI ) đã có văn bản trả lời Công văn số 8437/BTC-CST ngày 24/08/2022 của Bộ Tài chính về việc lấy ý kiến Dự thảo (lần 2) Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu , biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hoá nhập khẩu (Dự thảo).

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án điều chỉnh thuế suất xuất khẩu đối với viên gỗ nén và viên than gỗ về mức 2% hoặc 0% - Ảnh: GIA NGUYỄN

Theo nội dung văn bản, sau khi tham vấn ý kiến các doanh nghiệp và chuyên gia, liên quan đến thuế xuất khẩu đối với mặt hàng viên gỗ nén và viên than gỗ, VCCI cho rằng, theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặt hàng viên than gỗ, hiện có thuế suất xuất khẩu 10%, được sản xuất từ mặt hàng viên gỗ nén, hiện có thuế suất xuất khẩu 0%. Các mức thuế suất như vậy là bất hợp lý vì thuế suất xuất khẩu của thành phẩm cao hơn thuế suất xuất khẩu của nguyên liệu sẽ không khuyến khích được quá trình sản xuất trong nước. Do đó, việc sửa đổi thuế suất của cả hai mặt hàng này về cùng một mức là hợp lý.

Dự thảo đã đưa ra hai phương án là thuế suất của cả hai mặt hàng này sẽ cùng là 5% (phương án 1) hoặc 10% (phương án 2). Tuy nhiên, theo VCCI, cả hai phương án này đều chưa tính đến mối tương quan với mặt hàng dăm gỗ và vỏ bào.

Bởi theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặt hàng viên gỗ nén được sản xuất bằng cách nén chặt dăm gỗ, vỏ bào, mùn cưa, phế liệu gỗ… Trong khi đó, thuế suất xuất khẩu của mặt hàng dăm gỗ hiện nay là 2% và vỏ bào là 0%. Như vậy, nếu áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% hoặc 10% cho mặt hàng viên nén gỗ thì thuế suất xuất khẩu của thành phẩm cao hơn thuế suất xuất khẩu của nguyên liệu, gây tác động bất lợi cho sản xuất trong nước.

Với các lý do đã nêu, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án điều chỉnh thuế suất xuất khẩu đối với viên gỗ nén và viên than gỗ về mức 2% hoặc 0%.

Nguồn: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp.