Không có truyền thống lâu đời, cả trăm năm trong đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Sức khỏe như Đại học (ĐH) Y Hà Nội, ĐH Y Tp. Hồ Chí Minh, hay ĐH Y-Dược Huế, nhưng cách thức tiếp cận mới cùng tâm huyết với ngành đã giúp ĐH Duy Tân đạt được những thành công bước đầu trong việc tạo ra hướng đi mới đào tạo có chất lượng với chi phí hợp lý cho các ngành thuộc khối Khoa học Sức khỏe tại miền Trung.
Không có truyền thống lâu đời, cả trăm năm trong đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Sức khỏe như Đại học (ĐH) Y Hà Nội, ĐH Y Tp. Hồ Chí Minh, hay ĐH Y-Dược Huế, nhưng cách thức tiếp cận mới cùng tâm huyết với ngành đã giúp ĐH Duy Tân đạt được những thành công bước đầu trong việc tạo ra hướng đi mới đào tạo có chất lượng với chi phí hợp lý cho các ngành thuộc khối Khoa học Sức khỏe tại miền Trung.
Luật sư Phạm Ngọc Hải, Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng, cho rằng, theo quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ngày 24/05/2011 ban hành mẫu bằng tốt nghiệp Đại học thì tên văn bằng đối với ngành y thì sẽ được ghi "Bằng Bác sĩ" hoặc "Bằng Cử nhân".
Tuy nhiên, Thông tư này hiện nay đã hết hiệu lực vào ngày 1/3/2020, bị thay thế bằng Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT ngày 30/12/2019, Thông tư mới này không còn quy định chi tiết về cách ghi bắt buộc đối với mục tên văn bằng. Cơ sở giáo dục đại học tự thiết kế mẫu và được bổ sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật.
Trụ sở Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng.
Theo quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT cũng như Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT về danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học thì tên gọi của ngành đào tạo là: Răng – Hàm – Mặt (Nha khoa), thuộc mã ngành 77205.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám, Chữa Bệnh thì chỉ quy định về phạm vi hành nghề của Bác sĩ Răng Hàm Mặt, không dùng khái niệm Bác sĩ Nha Khoa.
Khoản 1 Điều 10 Thông tư này cũng có quy định việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.
Cần làm rõ rằng đây chỉ là vấn đề liên quan đến tên gọi của văn bằng, bản chất tên văn bằng là "Bằng Bác sĩ" hay "Bằng Bác sĩ Nha Khoa" (Phôi bằng theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP) thì ngành đào tạo vẫn là ngành Răng Hàm Mặt nên người được cấp văn bằng vẫn đủ các điều kiện liên quan để hành nghề theo quy định pháp luật.
Nhưng nếu tên văn bằng ghi là "Bác sĩ Nha khoa" thì sẽ có thể phát sinh vướng mắc liên quan khi hành nghề do cách hiểu khác nhau của các đơn vị tiếp nhận về việc tên của bằng đại học khác với tên gọi theo quy định pháp luật về phạm vi hành nghề của người hành nghề là "Bác sĩ Răng Hàm Mặt".
Trong trường hợp nêu trên, Nhà trường cần có phương án để xử lý, giải quyết để giúp sinh viên hạn chế tối đa các vướng mắc có thể phát sinh trong tương lai khi ra trường và hành nghề theo quy định pháp luật.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
11/2001 - 1/2011 : Bác sĩ điều trị khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM
2/2011 - 6/2014: Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP. HCM
7/2014 - 11/2018: Phó Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn Vị Đột Quỵ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
12/2018 - nay : Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM
11/2001 - 7/2014: Giảng viên Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP. HCM
8/2014 - nay: Giảng viên, Phó trưởng bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP. HCM
1990 - 1996: Bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Dược TPHCM.
1997 - 2000: Bác sĩ nội trú - chuyên khoa1 Chuyên ngành Thần kinh tại Đại học Y Dược Tp HCM.
1998 - 2001 : Cử nhân Anh Văn, Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn TP. HCM
2003 - 2006: Thạc sĩ, Chuyên ngành Thần kinh, Đại học Y Dược TP. HCM.
2007 - 2015: Tiến sĩ Chuyên ngành Thần kinh, Đại học Y Dược TP. HCM
2001 - 2002: 2001 - 2002FFI - AFSA (Attestation de Formation Spécialisée Approfondie) Chứng chỉ chuyên sâu về Thần kinh, Đại Học Paris XII (Paris - Est Créteil Val - de - Marne University) – Bệnh viện Sainte - Anne (CHSA), Paris, Cộng Hòa Pháp.
Tháng 9 - 12/2011: Visiting doctor in Epilepsy program, Đại học UCLA, California, Hoa Kỳ
1. Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM
2. Uỷ viên BCH Hội Đột quỵ Việt Nam
3. Thành viên Hội Thần kinh Việt Nam, Hội Động kinh Việt Nam, Hội Trí nhớ và Sa sút trí tuệ Việt Nam, Liên chi hội Thần kinh TP HCM
1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y Tế, ngày 03/02/2020
2. Giấy khen của Đại Học Y Dược TPHCM, ngày 08/3/2021
3. Bằng khen của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 2005
4. Giấy khen của Đoàn trường Đại học Y Dược TPHCM, năm 2004
2000: Thử nghiệm lập thang điểm lâm sàng chẩn đoán phân biệt nhồi máu não và xuất huyết não trên lều. (Y học và Phát triển - 2000)
2003: Kiểm định giá trị thang điểm lâm sàng chẩn đoán phân biệt nhồi máu não và xuất huyết não trên lều. (Y học TP Hồ Chí Minh -2003)
2003: Khảo sát phân bố sang thương xơ vữa động mạch trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ. (Y học TPHCM - 2003)
2006: Khảo sát kiến thức và thái độ về đột quỵ của bệnh nhân đột quỵ và thân nhân. (Y học TPHCM - 2006)
2007: Tiên đoán phục hồi chức năng ở bệnh nhân nhồi máu não động mạch não giữa: khảo sát tiền cứu 149 trường hợp. (Y học TPHCM - 2007)
2014: Đặc điểm lâm sàng và kết cục 30 ngày của nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong qua 121 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy. (Y học TPHCM - 2014)
2014: Đặc điểm hình ảnh học nhu mô não trên 121 bệnh nhân nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong. (Y học TPHCM - 2014)
2019: Tính an toàn và hiệu quả của điều trị Alteplase trên nhóm bệnh nhân đột quỵ nhẹ. (Y học TPHCM - 2019)
2020: Mối liên hệ giữa xung SWI và tuần hoàn bàng hệ ở bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn trước. (Y học TPHCM - 2020)
2020: Mối liên hệ giữa phương tiện truyền thông đại chúng và kiến thức đột quỵ ở học sinh cấp 3. (Y học TPHCM - 2020)
2021: Đánh giá kết cục lâm sàng ngắn hạn ở bệnh nhân nhồi máu thân não có và không có điều trị tái thông. (Y học TPHCM - 2021)
2021: Đánh giá nguyên nhân và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ tái phát. (Y học TPHCM - 2021)
2021: Đặc điểm tổn thương thành mạch trên cộng hưởng từ độ phân giải cao ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ có hẹp động mạch nội sọ. (Y học TPHCM - 2021)
T4/2022 - nay: Bác sĩ Khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2013-2019: Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược Cần Thơ
2019-2022: Bác sĩ nội trú Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2019: Đánh giá hiệu quả điều trị nội khoa Bướu lành tiền liệt tuyến tại cần Thơ
2022: Vai trò của siêu âm hướng dẫn đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong bằng cách tiếp cận theo trục dài
Chấn thương hay bệnh lý cơ xương khớp thường ít khi đe dọa tín mạng nhưng người bệnh lại không thể đi lại hay vận động, làm việc bình thường, ảnh hưởng đến cả người thân và gia đình. Chính vì vậy, chữa lành những thương tổn này không chỉ giúp được cho một mình người bệnh mà còn có cả người thân và gia đình họ.
Mới đây, Đại học Duy Tân đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho 60 sinh viên khóa đầu tiên của ngành Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt, trong đó có 14 sinh viên đạt loại xuất sắc và 37 sinh viên đạt loại giỏi. Tuy nhiên, một vấn đề bất ngờ đã phát sinh liên quan đến phôi bằng tốt nghiệp, gây khó khăn cho các tân bác sĩ sau khi ra trường.
Cụ thể, trên phôi bằng tốt nghiệp của các sinh viên ghi "Bác sĩ Nha khoa" thay vì "Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt", điều này đã gây khó khăn khi họ nộp bằng để xin chứng nhận hành nghề y, xin việc.
Các bệnh viện, theo quy định hiện hành, không công nhận bằng "Bác sĩ Nha khoa" vì theo quy định pháp luật, ngành nghề này không tồn tại trong hệ thống đào tạo y tế ở Việt Nam. Điều này đã khiến nhiều sinh viên gặp phải sự từ chối khi xin việc.
Bằng Bác sĩ Nha khoa được cấp cho các sinh viên tốt nghiệp.
Liên quan vấn đề này, giám đốc một bệnh viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, yêu cầu giấu tên, cho biết, theo quy định hiện nay, chỉ có ngành Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt, không có ngành Bác sĩ Nha khoa. Vì vậy, khi các sinh viên có bằng "Bác sĩ Nha khoa" nộp đơn xin chứng nhận hành nghề y, sẽ không được chấp nhận.
Vị giám đốc này cũng cho rằng, đối với trường hợp trên, nhà trường cần có hướng giải quyết hợp lý và thuận lợi để đảm bảo quyền lợi cho các sinh viên, giúp họ có thể tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp của mình mà không gặp phải những trở ngại không đáng có.
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho biết, sinh viên vẫn tốt nghiệp ngành Răng – Hàm – Mặt theo đúng chương trình đào tạo của trường. Tuy nhiên, phôi bằng lại ghi "Bác sĩ Nha khoa" là do quy định tại Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019.
Ông Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân.
Đại học Duy Tân đã làm việc với các cơ quan quản lý văn bằng để giải quyết vấn đề cho sinh viên. Theo đó, dù phôi bằng có ghi "Bác sĩ Nha khoa", nhưng bảng điểm tốt nghiệp, ngành tốt nghiệp của sinh viên do nhà trường đào tạo đều ghi rõ ngành Răng – Hàm – Mặt.
Đồng thời, ông Hải khẳng định, phía nhà trường làm việc với các cơ quan có liên quan để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.
Đến chiều 15/11, ông Hải thông tin, phía nhà trường đã nhận được hướng dẫn giải quyết. Vào tuần sau sẽ có phôi bằng đúng với quyết định mở ngành đào tạo Răng – Hàm – Mặt.